Người dân huyện miền núi Vân Canh 'khát' nước sinh hoạt

Người dân làng Canh Lãnh lấy nước ở suối Diếp về sử dụng.
Người dân làng Canh Lãnh lấy nước ở suối Diếp về sử dụng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Giếng nước gia đình khô cạn, hằng ngày, tôi phải ra suối để lấy nước về uống, nấu ăn nhưng suối giờ cũng cạn rồi. Mỗi lần vo gạo xong, tôi phải dùng nước vo gạo để rửa chén”, bà Đoàn Thị Nguyên cho biết.

Hằng năm, cứ đến mùa nắng nóng, xã Canh Hòa (huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định) lại tái diễn tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước tưới phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, dẫn đến đời sống người dân trong xã vốn khó khăn lại càng khó khăn, cực nhọc hơn. Bởi vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 57,53%, hộ cận nghèo chiếm 22,22%.

Những ngày qua, khu vực bị khô hạn nặng nề nhất của xã Canh Hòa là làng Canh Lãnh. Làng có 112 hộ dân, với hơn 500 nhân khẩu đang đối mặt với tình trạng không có nước sinh hoạt, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Mỗi lần vo gạo xong, bà Nguyên dùng nước vo gạo để rửa chén.

Mỗi lần vo gạo xong, bà Nguyên dùng nước vo gạo để rửa chén.

Bà Đoàn Thị Nguyên (ngụ làng Canh Lãnh) cho biết: “Giếng nước gia đình khô cạn, hằng ngày, tôi phải ra suối để lấy nước về uống, nấu ăn nhưng suối giờ cũng cạn rồi. Mỗi lần vo gạo xong, tôi phải dùng nước vo gạo để rửa chén”.

Ông Đinh Văn Út (ngụ làng Canh Lãnh) chia sẻ, giếng nước gia đình khô cạn nhưng không thể đào sâu hơn vì đào sâu sẽ đụng phải đá. "Hằng ngày, người dân ở làng phải vượt đường 3km ra suối Diếp múc nước đổ vào can, rồi đem về uống, nấu ăn. Riêng tắm, giặt thì đều ở ngoài suối”, ông nói.

Ông Út đào hố nhỏ ở suối Diếp, rồi chờ nước mạch lắng trong để lấy uống.

Ông Út đào hố nhỏ ở suối Diếp, rồi chờ nước mạch lắng trong để lấy uống.

Theo quan sát của phóng viên, suối Diếp hiện nay cũng gần như khô cạn, nước chỉ còn "leo veo" dưới rãnh sâu. Người dân lấy nước ở rãnh này về nấu ăn, còn nước uống thì phải đào những hố nhỏ bên cạnh rãnh sâu, rồi chờ nước mạch lắng trong để lấy.

Ông Đinh Văn Hùng - Trưởng làng Canh Lãnh, cho biết: “Hằng năm, cứ vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, các giếng nước trong làng khô cạn, còn suối Diếp gần như trơ đáy. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người đã khó, chứ nói gì đến nước phục vụ sản xuất tưới cây trồng. Ở đây người dân chỉ làm ruộng, trồng mì, cây keo nhưng không có nước tưới nên cây trồng kém phát triển, các gia đình lâm cảnh đói nghèo. Làng có 112 hộ nhưng đã có 75 hộ nghèo”.

Người dân làng Canh Lãnh phải vượt 3km để lấy nước sử dụng.

Người dân làng Canh Lãnh phải vượt 3km để lấy nước sử dụng.

Theo ông Nguyễn Văn Kim - Chủ tịch UBND xã Canh Hòa, hằng năm, vào thời điểm này, các giếng đào trên địa bàn xã bị khô cạn nên sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, vào vụ sản xuất hè thu, người dân cũng không sản xuất được vì nguồn nước khô cạn.

“Chính quyền, người dân xã Canh Hòa muốn Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho bà con có nguồn nước sạch sinh hoạt. Vì không có nước sạch, người dân phải sử dụng nước ở suối để uống nên dẫn đến các bệnh về mắt, đường ruột”, ông Kim đề đạt.

Báo cáo của UBND huyện Vân Canh cho thấy, ngoài xã Canh Hòa, các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Vinh, với tổng cộng gần 2.500 người đang thiếu nước sinh hoạt. Tổng cộng có gần 800 giếng khoan, giếng đào đã cạn khô.

Một lãnh đạo huyện Vân Canh chia sẻ, huyện không chỉ có con sông lớn Hà Thành chảy qua, mà còn có rất nhiều sông, suối nhưng thường xuyenen cạn, khô nước vào mùa nắng nóng. Ở địa phương, người dân chọn cây keo là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Loại cây này có đặc tính hút nước nhưng không giữ được nước. Đáng nói, cây keo thường được trồng ở ven sông, suối. Bởi vậy, Vân Canh muốn có nước phải bảo vệ rừng, tái sinh rừng, quy hoạch trồng lại rừng.

“Nhờ cây keo phát triển kinh tế nhưng lại gây tình trạng khô hạn tại các sông, suối dẫn đến không có nguồn nước sinh hoạt cho người dân, gia súc, gia cầm và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là vấn đề khó khăn mà lãnh đạo địa phương trăn trở lâu nay”, vị này nói.

Đọc thêm

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.