Người anh hùng vắc xin ngộ nghĩnh và ý nghĩa trong mắt trẻ thơ

Bức tranh phòng chống dịch bệnh bằng thông điệp 5K của em Nguyễn Ngọc Thiên Ân là một những tác phẩm được yêu thích nhất tại lễ phát động. Ảnh: Mộc Thảo
Bức tranh phòng chống dịch bệnh bằng thông điệp 5K của em Nguyễn Ngọc Thiên Ân là một những tác phẩm được yêu thích nhất tại lễ phát động. Ảnh: Mộc Thảo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng trăm học sinh đến từ các trường tiểu học, trung học đã thỏa sức sáng tạo người anh hùng trong cuộc chiến chống virus, vi khuẩn tại lễ phát động cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” diễn ra tại TP HCM ngày 21/10.

“Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” là cuộc thi vẽ tranh dành cho trẻ từ 3 đến 16 tuổi trên toàn quốc với mục đích tạo ra sân chơi cho trẻ em yêu thích hội họa thể hiện ý tưởng sáng tạo về hình tượng dũng sĩ, người anh hùng vắc xin trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của trẻ em và người lớn.

Tại lễ phát động, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết các nghiên cứu cho thấy, trình độ tri thức của người mẹ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em. Do đó, cả người lớn và trẻ em đều cần trang bị những kiến thức về vắc xin, từ đó thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho gia đình. Hiểu được vai trò của vắc xin nhờ được tiếp cận thông tin từ sớm, các em sẽ có ý thức phòng bệnh và xây dựng thói quen tiêm chủng cho chính mình cũng như thế hệ mai sau, góp phần xây dựng cộng đồng khỏe mạnh.

“Với cuộc thi, VNVC kỳ vọng thế giới hội họa sẽ là cầu nối, giúp các em bày tỏ suy nghĩ, khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội, nâng cao nhận thức về tiêm chủng, bảo vệ quyền trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ”, bác sĩ Chính nhấn mạnh.

Trổ tài tại lễ phát động, hai cành cọ “nhí” Nguyễn Hà Minh Anh và Trịnh Minh Đức đến từ lớp 7/1, trường THCS Âu Lạc chia sẻ rất hào hứng với cuộc thi. Không chỉ trang bị kiến thức về tiêm chủng vắc xin để tự tin tham gia cuộc thi vẽ, hai em sẽ mang những kiến thức này chia sẻ cho bạn bè và những người xung quanh.

Bức vẽ của Nguyễn Hà Minh Anh, 12 tuổi về những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Thảo

Bức vẽ của Nguyễn Hà Minh Anh, 12 tuổi về những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Thảo

Phác họa bức tranh người bác sĩ âm thầm phòng chống dịch Covid-19, Lê Nguyễn Nguyên Bảo (11 tuổi) chia sẻ mình mắc Covid-19 hai lần. Nhờ được tiêm vắc xin mà khi mắc bệnh, em chỉ có triệu chứng nhẹ và không bị viêm phổi hay ho gì cả.

“Qua bức tranh của mình, em muốn cảm ơn các cô chú bác sĩ, nhân viên y tế đã ngày đêm vất vả đem lại sự yên bình cho người dân”, Bảo kể mất khoảng 3 tiếng để phác thảo trước ở nhà để vẽ đúng hình ảnh bác sĩ mà em nhớ đến.

Dưới nét cọ ngây thơ của Nguyễn Ngọc Thiên Ân (12 tuổi, trường THCS Âu Lạc), thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế) hiện lên sinh động. Thiên Ân mong muốn bức tranh của mình sẽ truyền cảm hứng, nhắc nhở cho người dân về một giai đoạn chống dịch khó khăn, từ đó càng thêm trân quý sức khỏe, cuộc sống hiện tại.

Thiên Ân vẽ tranh tại buổi lễ phát động cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”. Ảnh: Mộc Thảo

Thiên Ân vẽ tranh tại buổi lễ phát động cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”. Ảnh: Mộc Thảo

Có mặt cổ vũ con gái Lê Đình Bảo Ngọc (12 tuổi) tham gia cuộc thi, chị Kim Thanh chia sẻ bé đã háo hức chuẩn bị cho cuộc thi suốt mấy ngày nay. “Con đi thi vẽ mà cả hai mẹ con đều học được điều mới. Gia đình vốn đã tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho con, kể cả tiêm nhắc. Nhưng đến giờ, nhờ cuộc thi mà mới có dịp tìm hiểu rõ từng loại. Tôi sẽ cho con tiêm thêm vắc xin phế cầu phòng viêm phổi mà bé chưa được tiêm. Hy vọng sau cuộc thi, con sẽ càng ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn”, chị Thanh chia sẻ.

Cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” nằm trong chuỗi sự kiện “Năm hành động vì Cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin” do VNVC phát động từ đầu năm 2023 đến nay.

Trước đó, nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của tiêm chủng cho cộng đồng, VNVC đã phát hành ấn phẩm “Tiêm chủng vắc xin trọn đời” cung cấp khá đầy đủ, toàn diện các thông tin về vắc xin và tiêm chủng; trao tặng hàng triệu liều vắc xin cúm, viêm gan B, lao, uốn ván… cho người dân; tổ chức và đồng hành nhiều cuộc thi tạo sự lan tỏa như “Tiêm ngừa - chuyện chưa kể”, “Checkin và Review mùa hè vui khỏe”…

VNVC còn là đơn vị đi đầu trong các chương trình tư vấn cộng đồng tại Việt Nam như chương trình tọa đàm sức khỏe, giao lưu trực tuyến, lớp tư vấn sức khỏe thai sản… đồng thời đẩy mạnh nhiều hoạt động với mong muốn lan tỏa những giá trị tích cực về tiêm chủng và vắc xin đến mọi người dân khắp Tổ quốc.

Từ ngày 18/10 đến ngày 31/12/2023, các bé từ 3 đến 16 tuổi có thể tham gia cuộc thi với hai hình thức là Khách hàng của VNVC và Cộng đồng. Người dự thi vẽ sáng tạo hình tượng người dũng sĩ và người anh hùng trong cuộc chiến chống virus, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Sau đó chụp hình và đăng tác phẩm, viết đoạn mô tả tối đa 200 chữ lên facebook cá nhân kèm hashtag theo quy định. Cuối cùng gửi link bài vào nhóm Facebook “Cuộc thi em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”. Người dự thi quay video ngắn chứng minh tác phẩm là của mình và giữ lại bài thi gốc để đối chiếu khi đạt giải.

Cuộc thi có tổng giải thưởng gần 1,5 tỷ đồng với gần 5.000 giải, hơn 4.000 phần quà giá trị và hơn 3.000 mũi vắc xin miễn phí sẽ được trao tặng cho các em nhỏ. Các tác giả đạt giải có thể sử dụng danh xưng và chứng nhận cho các hoạt động học tập, khen thưởng cá nhân.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.