Ngũ giới tam quy và Lý triều Quốc sư Thánh tổ kệ dẫn

Ngũ giới tam quy và Lý triều Quốc sư Thánh tổ kệ dẫn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến chuyện tam quy ngũ giới, quả là một nhân duyên thú vị và may mắn khi chúng ta phát hiện việc Nguyễn Du trong khi ở Thái Bình đã có thời gian hiệu đính (duyệt chính) bản Lý triều quốc sư Thánh tổ kệ dẫn.

Quy y Tam bảo

Đất Bắc, hơn 20 năm trên những nẻo đường hóa duyên, tôi đã đi và gặp bao nếp nhà, bao mái chùa, bao con người. Càng đi, càng hiểu, tôi lại càng thêm trân trọng những vốn văn hóa của tiền nhân hàng ngàn năm còn được lưu giữ. Sử liệu ghi dấu những sự kiện, những niên biểu, trong khi đó, nếp sống văn hóa mới là yếu tố căn cốt làm nên lịch sử của một dân tộc. Nếp sống ấy còn lại trong từng lời ăn nếp ở, trong dòng tâm thức của dân tộc.

Buổi đầu ra Bắc, nghe các cụ nói đi quy (nghĩa là quy y Tam Bảo, Phật - Pháp - Tăng) mà không thọ năm giới giống như trong miền Trung và Nam tôi lấy làm lạ. Chính bởi lẽ đó, ngoài Bắc khi quy y, các thầy thường dùng Điệp quy y (còn gọi là phái quy y).

Trong lần gặp gỡ và trò chuyện, tôi đã chia sẻ cùng thầy Thích Nhất Hạnh khi ngài về Việt Nam. Lúc đó Thầy đang tổ chức khóa tu tại chùa Bằng. Thầy dạy: “Không để điệp quy y, nên để là điệp hộ giới, bởi khi mình quy y tức là mình phát nguyện hộ trì năm giới. Điệp hộ giới như một lời nhắc nhở người đã phát nguyện nương theo ba sự quay về.”

Câu chuyện về quy y và năm giới bắt đầu với cái hiểu ấy và cũng từ đó về sau, mỗi khi gieo duyên quy y cho mọi người, tôi thường chỉ dùng điệp hộ giới như lời dặn của Thầy, thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Bài kệ của thiền sư Trí Bảo

Mãi cho tới những năm gần đây, do yêu cầu của nghiên cứu, việc điền dã khắp các vùng xứ Đoài và trấn Sơn Nam Hạ giúp tôi có dịp gần gũi nhiều hơn để tham vấn và chia sẻ những phát kiến của mình với thiền sư Lê Mạnh Thát. Các văn bia ghi lại công hạnh các vị thiền sư, rất nhiều nơi, trên bia ghi đầy đủ thông tin của những vị thiền sư tu hành đạt đạo nhưng có thê (vợ), và những bia ghi hòa thượng nhưng là: sa di hòa thượng.

Thiền uyển tập anh, cuốn sách được cho là chính sử của phật giáo có chép câu chuyện và bài kệ của thiền sư Trí bảo như sau:

Thiền sư Trí Bảo, (?-1190) Chùa Thanh Tước, núi Du hý, làng Cát lợi hy, Thường lạc. Người Ô diên Vĩnh Khương, họ Nguyễn, nguyên là cậu của Thái úy Tô Hiến Thành, triều vua Anh Tôn nhà Lý. Có thể nói, thiền sư là thế hệ kế cận sau giai đoạn của thiền sư Minh Không/Không Lộ (8/1141). Sách Thiền uyển tập anh chép câu chuyện về thiền sư như sau:

Một hôm Sư thăng đường, Tăng tục đông nghẹt, có người hỏi: "Thế nào là tri túc?" Sư đáp: "Người xuất gia [32a1] tại gia đều dừng lại ở tri túc. Nếu tri túc thì ngoài chẳng lấn người, trong không tổn mình. Vật nhỏ nhặt như lá rau ngọn cỏ, người không cho, mình chẳng nên lấy. Huống gì những vật khác thuộc của người. Hãy dấy lên cái ý tưởng đó là vật của người thì mình rút cuộc không vì chúng mà sinh lòng trộm cắp. Cho đến thê thiếp của người, hãy dấy lên cái ý tưởng đó là thê thiếp của người, thì mình cũng không vì thế mà sinh lòng dâm.

Các người nghe ta nói kệ:

"Bồ Tát của mình biết đủ thôi,

Của người chẳng muốn chỉ thương yêu .

Lá rau không biếu, ta không lấy,

Không tưởng của người, đức ngọc treo,

Bồ tát vợ mình biết đủ thôi.

Sao còn ham muốn vợ con người,

Thiếp thê ai nấy lo gìn giữ,

Sao nỡ lòng mình nghĩ lả lơi"

Bài kệ của thiền sư dựa trên ý từ kinh Hoa Nghiêm.

Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 35 tờ 185a25-b2, Chương Ly cấu của phẩm Thập địa viết:

"Bồ tát ư tự tư tài, thường tri chỉ túc, ư tha từ thứ, bất dục xâm tổn. Nhược vật thuộc tha, khởi tha vật tưởng, chung bất ư thử, nhi sanh đạo tâm. Nãi trí thảo diệp, bất dự bất thủ, hà huống kỳ dư, tư sinh chi cụ. Tính bất tà dâm. Bồ tát ư tự thê tri túc, bất cần tha thê. Ư tha thê thiếp tha sở hộ nữ, thân tộc môi định, cập vi pháp sở hộ, thượng bất sinh ư tham nhim chi tâm, hà huống tùng sự, huống ư phi đạo".

Dịch: Bồ tát đối với của cải mình, biết vừa đủ, đối với của người, thì thương yêu tha thứ, không muốn lấn hại. Nếu vật thuộc của người mình dấy lên cái ý tưởng là vật của người thì rốt cuộc không sinh lòng trộm cắp. Cho đến ngọn cỏ, lá cây, người không cho, mình không lấy, huống nữa là những vật dùng cho đời sống khác. Bồ tát biết đủ đối với vợ mình, mà không vợ người. Đối với thê thiếp của người, con gái do người bảo hộ, mình còn không móng lòng tham nhim, huống nữa là tùng sự dâm dục, huống nữa là nơi phi đạo.

Cần hiểu các giới ngày xưa nêu Bồ tát biết đủ đối với vợ mình có nghĩa giới thứ 4: Không tà dâm có nghĩa là không có lòng tham với vợ người, không tùng sự dâm dục và nơi phi đạo.

Người xuất gia thọ tam quy ngũ giới

Xuôi dòng lịch sử về triều đại nhà Lý cùng với các vị thiền sư Không Lộ, Minh Không, Đạo Hạnh, đây là thời kỳ đạo Phật được cho là quốc đạo. Các vị thiền sư vừa là quốc sư giúp vua giữ yên triều chính, lo việc nước, vừa tu hành liễu ngộ. Chư vị thiền sư thời kỳ này đã dùng các phương tiện thiện xảo để khéo léo đưa Đạo Phật lan tỏa và thấm sâu vào lòng dân tộc. Tinh thần nhập thế và tư tưởng “Cư trần lạc đạo” không phải đến Trần Nhân Tông mới khởi xướng mà đã được hình thành ngay từ giai đoạn này. Các vị thiền sư hoàn toàn có thể “lạc đạo” khi còn “cư trần”.

Thiền học thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ phái thiền học của Lục tổ Huệ Năng với Pháp Bảo đàn kinh nổi tiếng và chú trọng đến phương pháp Đốn Ngộ (giác ngộ đột ngột). Trong khi đó, giác ngộ từ từ, tiệm ngộ, được đạt tới một cách cố ý, dần dần, tuần tự, từng giai đoạn một, và cần đến một sự cố gắng tập luyện lâu dài và liên tục. Chính vì có những sự giác ngộ bất ngờ chỉ nhờ một cái nhìn, một công án, một bài kệ,...

Phân tích sơ lược như vậy để thấy, ngay từ thời Lý, các vị xuất gia chỉ thọ ngũ giới tam quy, bên cạnh phương pháp Đốn ngộ là một điển hình. Toàn bộ đời Lê các tháp các vị tổ sư đến nay vẫn còn đều ghi Sa di Hòa thượng. Khác biệt đó so với ngày nay là một điều bình thường trong tiến trình lịch sử. Không có nghĩa là các vị ngày xưa không phải những bậc chân tu. Ngược lại, chúng ta đã có một thời đại được cho là thuần từ và tươi đẹp nhất trong lịch sử khi đạo Phật được xem là quốc đạo và số lượng các vị thiền sư liễu ngộ trong tu hành, có công giúp nước giúp dân rất lớn.

Trong cuốn Quốc âm sa di thập giới, phần lời tựa, thiền sư Như Trừng viết: "Như Như thấy trong luật tạng giới pháp cẩn nghiêm, hội thấy chúng tăng thụ trì thất thố. Hoặc có kẻ trường trai thế phát mà thụ năm giới phẩm tại gia, khiến cho kẻ tại thế tục gia thời chẳng có giới phẩm mà thụ.". Như vậy, khi Nguyễn Du viết Kiều: “Tam qui, ngũ giới, cho nàng xuất gia.” Là hoàn toàn phù hợp với kiến thức Phật học tại thời điểm lúc bấy giờ.

Dẫn ra những chi tiết trên để hiểu vì sao ở những làng quê Bắc bộ thường có câu: trẻ vui nhà, già vui chùa và Quy y đơn thuần như các cụ vẫn gọi là đi quy, quy Phật chứ không bao gồm có thọ năm giới. Đó chính là tâm thức thấm sâu từ thuở xa xưa của cha ông để lại. Người ta sinh ra đã là con Phật con Trời. Về già thì họ Quy y theo Phật để vui nơi cửa chùa với câu niệm A di đà mà nương theo sự gia hộ của chư Phật để cầu sinh về Tây Phương. Quy y đơn thuần là quay về nương tựa ba ngôi Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng), còn việc thọ năm giới là thuộc về người xuất gia. Ai xuất gia thì mới cần thọ Tam quy – ngũ giới.

(còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật

GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Đọc thêm

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.