Ngồi trước người điều khiển xe máy, bé trai bị tai nạn nghiêm trọng

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi tại Khoa Cấp cứu - Chống độc - Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi tại Khoa Cấp cứu - Chống độc - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo lời kể của gia đình, bé trai được phụ huynh cho ngồi phía trước xe mô tô để đi mua đồ ăn. Trong quá trình tham gia giao thông, do va chạm với một xe ô tô đi ngược chiều, trẻ bị văng ra ngoài. 

Tại bệnh viện tuyến dưới, trẻ được các bác sĩ sơ cấp cứu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não 1 giờ sau tai nạn cho thấy tình trạng chảy máu dưới màng cứng số lượng ít, phù não nhẹ, chưa có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tri giác xấu đi nhanh, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Theo BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, Khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, bầm tím vùng trán trái, tụ máu dưới da vùng đỉnh chẩm bên phải, nhiều vết xây sát da vùng cẳng tay trái.

Sau khi tiến hành hồi sức, truyền máu và chụp CT sọ não (sau tai nạn 4 giờ), kết quả cho thấy trẻ bị phù não lan tỏa, khối máu tụ dưới màng cứng tăng nhanh.

Trẻ được các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu lấy máu tụ nội sọ, điều trị tăng áp lực nội sọ, tuy nhiên sau mổ bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, tiên lượng rất nặng.

Theo bác sĩ Tâm, tình trạng phụ huynh để trẻ em ngồi phía trước hoặc đứng trên phần để chân của xe tay ga mà không đeo đai thắt an toàn khi đang điều khiển phương tiện xe gắn máy đang diễn ra khá phổ biến. Thậm chí có người vừa chạy xe vừa giữ trẻ ở trước bằng một tay.

Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức bám vào người lớn, nên khi xe chuyển hướng hoặc đi qua các đoạn đường xóc, trẻ khó giữ được thăng bằng, có thể ngã khỏi xe. Ngoài ra, trẻ có thể vặn tay ga làm xe di chuyển mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, vị trí sau tay lái là vị trí nguy hiểm nhất, chỉ cần phanh gấp là lực quán tính đẩy bé về phía trước, đầu hoặc ngực trẻ có thể đập vào tay lái hoặc trẻ bị văng ra xa.

“Khi cho trẻ tham gia giao thông trên xe gắn máy, cha mẹ cần lái xe với tốc độ ổn định, vừa phải, cho trẻ ngồi phía sau, trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ từ 3 tuổi, mang đai chắc chắn nối với người lái cho những trẻ nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi, an toàn nhất là để bé ngồi giữa 2 người lớn. Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào, hạn chế cho trẻ ra đường khi trời tối hay thời tiết xấu”, BS Tâm khuyến cáo.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.