“Ngọc Linh – Mãi mãi tự hào”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là chủ đề của lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối 1/8, thể hiện niềm tự hào về loài dược liệu mệnh danh quốc bảo Việt Nam của người dân huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Tối 1/8, tại xã Trà Mai (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), UBND huyện Nam Trà My tổ chức khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6 với chủ đề “Ngọc Linh – Mãi mãi tự hào”.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh trên thị trường trong và ngoài nước, giới thiệu đến du khách các nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Nam Trà My. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường rừng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024.

Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024.

Các hoạt động chính của Lễ hội sâm Ngọc linh gồm có: Lễ rước biểu tượng Sâm Ngọc Linh; Chương trình Khai mạc lễ hội; Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và Dược liệu miền núi; Hội thi trình diễn Cây Nêu; Công bố biểu trưng huyện Nam Trà My và Quyết định công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến Sâm Ngọc Linh - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam”; Hội thi Sâm Ngọc Linh trên sân khấu; Tổ chức thi các gian hàng ẩm thực miền núi; Tổ chức các trò chơi dân gian có thưởng; Hội thi dân vũ…

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, hiện nay, huyện này đã quy hoạch vùng trồng sâm với diện tích trên 15.000ha; thực hiện bảo tồn được khoảng 100ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.650ha với hơn 1.500 hộ dân tham gia trồng; thu hút 18 doanh nghiệp đăng ký trồng Sâm dưới tán rừng, với diện tích hơn 341,75ha.

Lễ rước, cúng thần sâm được trình diễn trong buổi khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My lần thứ VI.

Lễ rước, cúng thần sâm được trình diễn trong buổi khai mạc lễ hội sâm Ngọc Linh Nam Trà My lần thứ VI.

“Lễ hội lần này sẽ diễn ra nhiều hoạt động: giao thương, văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là cơ hội quảng bá du lịch và thu hút đầu tư cho ngành dược liệu, nông nghiệp sạch của Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung”, ông Dũng nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho rằng, sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, là loại dược liệu quý hiếm, sánh ngang những loại sâm trên thế giới như sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ, sâm Nga, sâm Canada...

Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất trong số những loại cây trồng hiện nay, đặc tính của nó chỉ sống được ở dưới tán rừng tự nhiên, nên việc trồng sâm Ngọc Linh còn giúp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại lễ khai mạc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại lễ khai mạc.

Để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện tốt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, xứng đáng với tầm vóc sản phẩm quốc gia; cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, từng bước thoát khỏi huyện nghèo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND huyện Nam Trà My cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh gốc.

Địa phương không du nhập các loại giống sâm khác; phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi gian dối, trục lợi bất chính trong việc tạo giống, trồng, buôn bán sâm giả Ngọc Linh, góp phần bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam.

Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan trong việc trồng, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; đẩy mạnh sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, góp phần làm tăng giá trị của cây dược liệu quý này…

Du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và mua các sản phẩm sâm Ngọc Linh.

Du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và mua các sản phẩm sâm Ngọc Linh.

“Tôi cũng đề nghị các Sở, ngành tập trung hỗ trợ, phối hợp với huyện Nam Trà My thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ, của các Bộ, ngành ở Trung ương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để sâm Ngọc Linh phát triển nhanh về số lượng, đảm bảo về chất lượng, vươn ra tầm thế giới để xứng tầm sản phẩm quốc gia. Trước mắt là tập trung nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, cũng như các biện pháp phòng trừ dịch bệnh gây hại trên cây sâm Ngọc Linh”, ông Bửu nhấn mạnh.

Hơn 130 triệu đồng ủng hộ xóa nhà tạm tại phiên đấu giá sâm Ngọc Linh

Trong khuôn khổ của lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024, UBND huyện Nam Trà My tổ chức hội thi sâm Ngọc Linh. Sau khi công bố kết quả 11 cá nhân, đơn vị đã tặng những củ sâm đoạt giải để đấu giá, hưởng ứng hoạt động xóa nhà tạm cho người khó khăn.

Mặc dù đây là lần đầu tiên phiên đấu giá được tổ chức nhưng buổi đấu giá sâm Ngọc Linh diễn ra rất sôi nổi, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia lễ hội đến xem. Ngoài những người tham gia trực tiếp, buổi đấu giá cũng thu hút khách hàng đấu giá qua hình thức online. Củ sâm Ngọc Linh được đấu giá cao nhất lên đến gần 130 triệu đồng.

Kết quả buổi đấu giá đã thu về hơn 360 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được ủng hộ cho công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My. Đây là một trong những hoạt động không chỉ góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội sâm Ngọc Linh năm 2024, mà còn có ý nghĩa nhân văn, thiết thực hưởng ứng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước trong nỗ lực xóa nhà tạm.

Tin cùng chuyên mục

Người dân xã Quảng Lợi thường khai thác các loài thủy, hải sản trên những cánh RNM. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)

Thừa Thiên Huế: Tạo sinh kế cho người dân tại những dải rừng ngập mặn

(PLVN) - Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.

Đọc thêm

Cam kết nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp ở Đồng Nai

Cam kết nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp ở Đồng Nai
(PLVN) - Sáng 29/10, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ ký cam kết thực hiện kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong lãnh đạo, điều hành thực hiện hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp...

Kiên Giang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư

Bà Quảng Xuân Lụa – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Kiên Giang.
(PLVN) - Đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 745 dự án, tổng vốn đầu tư là 629.034,9 tỷ đồng. Riêng 9 tháng năm 2024, Kiên Giang cũng cấp đăng ký đầu tư mới 11 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.753,7 tỷ đồng (tăng 3 dự án và tăng 5.100,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023). Thực tế cho thấy, Kiên Giang hội tụ đủ tiềm năng và lợi thế để doanh nghiệp đến đầu tư trong thời gian tới...