Để sâm Việt Nam vươn tầm thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu trồng nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại vườn sâm Lai Châu. (Ảnh: TM)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu trồng nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại vườn sâm Lai Châu. (Ảnh: TM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã có nhiều mô hình thí điểm cho thấy cây sâm Việt Nam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhiều địa phương và với cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay, góp sức từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp thì chắc chắn kỳ vọng phát triển đưa cây sâm Việt Nam vươn tầm thế giới hoàn toàn khả thi.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, chương trình nêu rõ quan điểm: Triển khai chương trình đồng bộ, từ phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cùng từng vùng, từng địa phương.

Phát triển sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, đưa sâm Việt Nam thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược; chăm sóc sức khỏe; đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn với bảo hộ thương hiệu sâm Việt Nam.

Việc nuôi, trồng, phát triển sâm Việt Nam trong môi trường rừng được yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đi đôi với việc bảo tồn tại chỗ nguồn gen sâm Việt Nam; sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng, không làm suy thoái tài nguyên rừng, suy giảm chức năng rừng.

Chương trình đặt mục tiêu: Đến năm 2030, bảo tồn nguồn gen sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; sản lượng khai thác từ năm 2030 đạt khoảng 300 tấn/năm, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO hoặc tương đương… Đến năm 2045, phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Đoàn công tác của Liên minh HTX Lào Cai thăm dự án thí điểm trồng sâm Việt Nam tại Ô Quy Hồ (Lào Cai).

Đoàn công tác của Liên minh HTX Lào Cai thăm dự án thí điểm trồng sâm Việt Nam tại Ô Quy Hồ (Lào Cai).

Trong chuyến công tác tại tỉnh Lai Châu vào trung tuần tháng 11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm khu trồng sâm của một doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh Lai Châu có nguồn giống sâm quý nên việc bảo tồn, phát triển là việc làm hết sức cần thiết. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh “chính quyền địa phương, doanh nghiệp cần thực hiện tốt liên kết "4 nhà" trong phát triển và xây dựng "thương hiệu" sâm Lai Châu, để cây sâm sẽ tạo nguồn thu nhập, tạo động lực trong phát triển kinh tế cho đồng bào địa phương”.

Thời gian qua, Lai Châu cũng đã triển khai các hoạt động bảo tồn, phát triển sâm Lai Châu như: xác định khu vực phân bố tự nhiên, mô tả đặc điểm hình thành và sinh thái học của cây sâm Lai Châu; xác định 30.000ha diện tích đất, rừng phù hợp, trong đó 17.000ha rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây sâm Lai Châu. Đã có trên 60ha trồng tập trung và một số diện tích trồng phân tán dưới tán rừng của 19 tổ chức, 217 hộ gia đình, cá nhân…

Cần sự chung tay của nhiều bên

Từ năm 2010, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã thực hiện thí điểm trồng sâm Ngọc Linh tại Sa Pa, cây phát triển tốt cho ra hoa, hạt. Năm 2012, vườn đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép phát triển dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen cây tam thất hoang, đưa ra quy trình và tạo ra vườn giống gốc, cây phát triển tốt.

Năm 2018, Viện đưa ra đề xuất thí điểm trồng cây dược liệu ở Ô Quy Hồ, tập trung chính vào 4 loài sâm, trong đó có sâm Ngọc Linh. Trong đó, dự án hợp tác với vườn trồng thí điểm cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu) của Công ty Cổ phần Onplaza Quang Minh tại Ô Quy Hồ bước đầu đạt kết quả tốt. Hiện nay, trên cơ sở đó, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Lào Cai đã trực tiếp khảo sát, cho thấy là mô hình đúng hướng, giúp tạo việc làm cho người dân, góp phần bảo vệ rừng và phát triển kinh tế, sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Trao đổi với ông Đào Văn Quang - Đại diện Công ty Onplaza Quang Minh cho biết, từ nhiều năm nay, ông đã lặn lội khắp các vùng từ Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam để thăm và tìm hiểu nhiều mô hình trồng sâm ở các địa phương này, cũng như xác định xây dựng vùng nguyên liệu cho việc sản xuất quy mô và chuyên sâu khi nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai. Từ đó, ông Quang đã nảy sinh ý định tiên phong đưa cây sâm “vượt rào” về những địa phương khác, có cùng điều kiện thổ nhưỡng tương tự để trồng và phát triển mô hình kinh doanh.

Một vườn sâm được thí điểm trồng tại Yên Bái.

Một vườn sâm được thí điểm trồng tại Yên Bái.

Đơn cử, từ năm 2018, ông Quang đã chọn vùng núi Văn Chấn, Yên Bái để trồng thí điểm, đến nay đã phát triển được khoảng 3 - 5ha. Còn tại dự án trồng thí điểm ở Ô Quy Hồ như nêu trên, bước đầu được đánh giá cao, cây sâm thích ứng với khí hậu và thổ nhưỡng, đủ điều kiện để nhân rộng mô hình trên diện tích lớn hơn. Qua đó đã chứng minh thực tiễn, chỉ cần đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoàn toàn có thể di thực trồng cây sâm ở nhiều vùng địa lý tương tự.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, đại diện HTX dược liệu Tuấn Thu (Yên Bái) - một trong những đơn vị tiên phong đưa cây sâm Việt Nam về trồng thí điểm tại địa phương cho rằng, nếu có chính sách tốt hỗ trợ theo chương trình đề án phát triển cây sâm Việt Nam của Nhà nước, cộng với việc hỗ trợ giống, kỹ thuật và đầu ra từ doanh nghiệp, tạo được việc làm, nguồn thu ổn định thì các chắc chắn việc xây dựng các vùng nguyên liệu bền vững và phát triển cây sâm sẽ không còn manh mún, nhỏ lẻ.

Đánh giá về tiềm năng và quy mô phát triển sâm Việt Nam, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, ông Nguyễn Hữu Hạnh cho biết, phát triển cây sâm Việt Nam thì khu vực rừng Hoàng Liên Sơn chính là trọng tâm vùng dược liệu, có tiềm năng rất lớn. Qua khảo cứu, rừng Hoàng Liên Sơn, đặc biệt khu vực Fansipang, có rất nhiều cây thuốc có giá trị về dược liệu, một số loài đặc hữu như tam thất hoang, hoàng tinh hoa đỏ…, thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng các loài cây ở đây có tính dược liệu vượt trội.

“Hiện Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách về phát triển cây sâm Việt Nam rộng mở, do đó rất cần sự phối hợp của các nhà khoa học chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ vốn, đầu ra sản phẩm… và Nhân dân cùng hợp tác thì chắc chắn câu chuyện thành công trong tương lai sẽ là tất yếu” - ông Hạnh khẳng định.

Tỉnh Kon Tum, tổng diện tích rừng tự nhiên có trồng sâm Ngọc Linh toàn tỉnh là gần 1.200ha với khoảng 25 triệu cây, sản lượng ước đạt hơn 200 tấn; ngoài ra còn có gần 900ha rừng có trồng sâm Ngọc Linh dưới tán, dự kiến thu hoạch hạt để sản xuất được 6,2 triệu cây giống mỗi năm. Trong danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, có 7 dự án đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh.

Tỉnh Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, độ cao phù hợp trồng sâm được xác định vào khoảng 30.000ha. Trong đó có 17.000ha có điều kiện rất thích hợp phát triển sâm, tập trung ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh. Tỉnh hiện có hơn 20 doanh nghiệp, HTX đang đầu tư trồng, phát triển cây sâm. Ngoài ra, có hàng trăm hộ dân ở các địa phương tham gia liên kết hoặc tự trồng với tổng diện tích đã trồng được hơn 35ha.

Tính đến nay, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam đã được xác định là 15.567ha (trong đó từ độ cao 2.000m trở lên là 2.238ha, ở độ cao từ 1.200 - 2.000m là 13.329ha).

Đọc thêm

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.