Ngoài cuộc vạ lây

Quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện trong tình trạng tồi tệ
Quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện trong tình trạng tồi tệ
(PLO) -Mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện trong tình trạng tồi tệ như chưa từng thấy từ trước tới nay. Giữa các thành viên NATO mà hai nước này đều là thành viên cũng chưa từng thấy có lần nào căng thẳng và gay cấn đến mức độ như vậy. Chuyện quan hệ song phương này khiến cả đối tác ở ngoài cuộc cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng tiêu cực, trước hết và đặc biệt là NATO và EU.


Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trừng phạt lẫn nhau và đối địch nhau như thế đẩy NATO vào tình thế rất khó xử và phải chịu những tác động rất tai hại. NATO lệ thuộc rất quyết định vào Mỹ và vào sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump từ khi lên cầm quyền ở Mỹ đã công khai tỏ thái độ coi thường và sẵn sàng bất chấp NATO. Chỉ riêng điều này thôi đã đủ làm cho nội bộ NATO bị phân hoá sâu sắc. NATO phải tìm cách hoá giải với Mỹ và nỗ lực tranh thủ Mỹ.

Vì thế, NATO trong chuyện bất hòa hiện tại giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không thể phản đối ông Trump, lại càng không thể đứng hẳn về phía Thổ Nhĩ Kỳ. NATO cũng không dám chủ động đứng ra đảm trách vai trò trung gian hoà giải bởi biết rằng ông Trump chỉ chấp nhận sự nhượng bộ của Thổ Nhĩ Kỳ chứ không chấp nhận bất cứ sự hoà giải nào. Chuyện căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vì thế làm cho nội bộ NATO bọ phân hoá sâu sắc và trầm trọng thêm, cái uy và thế của NATO bị suy giảm hơn. Chuyện giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ chẳng liên quan trực tiếp gì đến NATO mà rồi liên minh quân sự này vẫn phải lãnh đủ.

EU bị vạ lây trên phương diện khác. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến EU. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ bị mất giá khiến cho lạm phát tăng và vay nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành rủi ro lớn đối với các đối tác kinh tế và thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt đối với các ngân hàng của EU cấp tín dụng cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho nước này vay. Chính trị không ổn định, kinh tế xã hội khó khăn, nguy cơ khủng hoảng tài chính và tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới việc thực hiện những thoả thuận đã có giữa nước này và EU, đặc biệt là thoả thuận về giải quyết vấn đề người tỵ nạn. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng còn được liệt vào diện những nền kinh tế mới nổi. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và tiền tệ ở nước này sẽ lây lan tác động tới các nền kinh tế mới nổi khác và từ đấy lại có tác động tiêu cực tới kinh tế và tài chính của EU. Cho nên EU cũng bị vạ lây chẳng kém gì NATO. Giống như NATO, EU cũng không thể đảm trách được vai trò trung gian hoà giải bởi theo quan điểm chính thống thì EU phải hậu thuẫn Mỹ chứ không thể đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ mà nếu thể hiện quan điểm ấy thì lại chỉ khích lệ ông Trump và do vậy sẽ phải chịu vạ lây còn nhiều hơn.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.