Nghiên cứu bất ngờ đàn ông cũng bị trầm cảm sau sinh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đàn ông không phải mang thai, sinh con. Hàm lượng hooc-môn của họ không biến đổi. Nhưng cơ quan y tế hàng đầu Anh Quốc cảnh báo, tỷ lệ đàn ông bị trầm cảm sau sinh xấp xỉ phụ nữ và nguy cơ tự tử tăng đến 20 lần.

Áp lực làm cha

Hiện nay ở nước Anh, phụ nữ sẽ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng từ 6-13%. Một số người, bao gồm các nhà khoa học, từng nghĩ rằng phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chủ yếu là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố, biến chứng khi sinh hoặc cho con bú không thành công… Và khi phụ nữ bị mắc chứng bệnh này, cho dù người mẹ không trực tiếp có hành động gây hại em bé, song bệnh cũng sẽ khiến tình cảm giữa mẹ và con trở nên xa cách. Người mẹ giảm thời gian cho con bú từ đó gián tiếp đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, căn bệnh này khiến chính phủ Anh tốn một khoản chi phí chữa bệnh rất lớn. Ở Anh, trung bình chi phí chữa trị cho mỗi trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh là 74 ngàn bảng Anh (93 ngàn USD). 

Trong khi đó theo CNA dẫn thông tin từ Dịch vụ Y tế quốc gia khu vực Anh (NHS England) vừa báo cáo, căn bệnh trầm cảm sau sinh cũng đang bắt đầu xuất hiện ở những người đàn ông có vợ sinh con. 

Theo các kết quả nghiên cứu mới nhất, từ 8%-11% đàn ông mắc chứng trầm cảm sau khi lên chức “bố”. Trầm cảm sau sinh ở nam cũng giống như nữ, đều biểu hiện bằng các triệu chứng bao gồm buồn bã kéo dài, tâm trạng tụt dốc, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, luôn trong tình trạng cảm thấy tuyệt vọng, cuộc sống không còn giá trị, không có hứng thú với bất kỳ hoạt động yêu thích trước đây và đặc biệt trầm trọng nhất là luôn nghĩ đến chuyện tự sát. Tuy nhiên, họ rất ít tìm đến bác sĩ để điều trị bệnh. 

Đàn ông không phải mang thai hoặc sinh con. Hàm lượng hooc-môn của họ không biến đổi. Họ cũng không bị đau núm vú vì cho con bú. Vậy chính xác đàn ông mắc chứng trầm cảm sau sinh vì điều gì? 

Có rất nhiều yếu tố góp phần nên căn bệnh trầm cảm sau sinh ở đàn ông lần đầu làm cha. Theo nhà khoa học Elisa Psouni, thuộc khoa tâm lý học tại Đại học Lund, Anh Quốc cho biết, thang đo mức độ trầm cảm sau sinh nếu được sử dụng chung cho cả phụ nữ lẫn đàn ông đều đánh giá không chính xác. Nghiên cứu của bà cho thấy mức độ chán nản, buồn phiền ở các ông bố cao hơn các bà mẹ với các triệu chứng rõ ràng như hay bị kích động, tức giận, mất nhiều thời gian làm việc hơn và uống rượu nhiều.

Bà Psouni tin rằng các ông bố ngày nay phải đối mặt với nhiều khó khăn không kém gì các bà mẹ, bao gồm cả việc vừa phải đảm bảo tốt việc làm cha vừa phải chịu áp lực công việc. Những ông bố bị trầm cảm thường là người có công việc bận rộn, căng thẳng, tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu người bạn đời của họ cũng rơi vào tình cảnh tương tự, thậm chí nguy cơ trầm cảm ở các ông bố còn tăng gấp đôi. Thiếu ngủ, có con sinh đôi, xung đột trong mối quan hệ vợ chồng cũng làm gia tăng tình trạng này. Một ông bố bị trầm cảm sẽ ít nói cười và ít chơi với con hơn. Và hậu quả là đứa trẻ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi bởi tình trạng của cha mình. Trầm cảm sau sinh ở đàn ông thường diễn ra trong khoảng năm đầu sau khi bé ra đời.

Trong bài viết cảnh báo trên tờ The Conversation, giáo sư tâm lý xã hội Viren Swami, thuộc Đại học Anglia Ruskin, Anh Quốc phân tích, cũng như ở người mẹ, các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở các ông bố cũng có thể làm suy giảm tình cảm, cũng như sự tương tác giữa cha và con, đồng thời từ đó làm tăng nguy cơ đứa trẻ gặp những khó khăn liên quan đến cảm xúc và hành vi về sau. Những người cha mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ nghĩ đến chuyện tự sát cao hơn khoảng 20 lần so với những người không bị trầm cảm. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi đó, một nghiên cứu mới của trường College London (UCL) - trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, không chỉ mẹ, một người bố bị trầm cảm cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm lý của thanh thiếu niên. 

Ông Gemma Lewis, giảng viên của UCL, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, “Hiện có một quan niệm sai lầm phổ biến là các bà mẹ là người có ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của con mình, trong khi người bố có ít ảnh hưởng hơn”. 

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được rút ra từ những phân tích dữ liệu thu được từ các nghiên cứu trong nhiều năm đối với 13.838 gia đình. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ sức khỏe tinh thần của các bậc cha mẹ bằng các bảng câu hỏi khi trẻ 9 và 7 tuổi. Sau đó, họ đã đánh giá các dấu hiệu trầm cảm của những trẻ trên khi trẻ 13 và 14 tuổi. Kết quả cho thấy thanh thiếu niên có cha mắc những triệu chứng trầm cảm thường có nhiều triệu chứng tương tự.

Đề xuất chế độ nghỉ thai sản cho nam giới

Mặc dù mắc bệnh, nhưng nam giới lại rất ít khi chịu điều trị trầm cảm. Do vậy, những phát hiện này nhằm khuyến khích những người đàn ông đang phải chịu các triệu chứng trầm cảm đến gặp bác sĩ để giải quyết vấn đề của họ nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến con. Ngoài ra, kết quả này cũng thay đổi nhận thức của xã hội, rằng không chỉ các bà mẹ mới trầm cảm mà còn cần chú ý đến sức khỏe tinh thần của các ông bố.

Mục tiêu của của các chuyên gia y tế nghiên cứu về căn bệnh này là cải thiện cái nhìn về trầm cảm sau sinh ở nam giới. Họ cũng cần được sàng lọc như phụ nữ, đặc biệt là những người đã có tiền sử về sức khỏe tâm thần, ví dụ tình trạng rối loạn lo âu và hậu sản. Họ cũng cần được chuẩn bị cho việc làm cha vì rất nhiều nam giới báo cáo những khó khăn họ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ em.

Hồi tháng 4/2018, một cơ quan giám sát của chính phủ Anh hiện đang đề xuất thay đổi quy định về chế độ nghỉ thai sản cho nam giới, để phù hợp hơn với thực trạng xã hội. 

Một trường hợp cụ thể: Việc có em bé trong gia đình không chỉ đặt gánh nặng lên người vợ, mà cả với anh Mark Thompson. Anh quyết định xin nghỉ ở nhà để chăm sóc vợ và con nhỏ. Anh Mark Thompson cho biết, “Việc đàn ông quyết định nghỉ việc ở nhà khi có con tưởng chừng như vô lý. Với nhiều người, nó như kiểu bạn quyết định đổi tôn giáo vậy. Thế nhưng vợ tôi không thể trải qua giai đoạn này một mình, còn tôi thì không thể một lúc làm 2 việc”. 

Uỷ ban này cũng đề xuất nâng thời gian nghỉ lên 12 tuần, với mức lương bằng 90% thu nhập thông thường. Bà Maria Miller – Chủ tịch Uỷ ban về Phụ nữ và Bình đẳng Anh khẳng định, “Quy định cũ hiện đã lỗi thời. Mỗi gia đình giờ đều có cả 2 bố mẹ đều đi làm, và chúng ta cần đảm bảo rằng môi trường công sở phải phù hợp với cuộc sống hiện đại”.

Nếu như chứng trầm cảm ở nam giới không được chữa trị kịp thời, chỉ một năm sau đó, những ông bố sẽ bắt đầu gánh chịu hậu quả và nhận ra mình đã thực sự tồi tệ và chật vật. Họ thất vọng về bản thân mình vì đã không làm tốt thiên chức của mình và tiếp tục vật lộn với cuộc sống, trong khi năm đầu đời của con bạn thì đã trôi qua”. 

 Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thu Huyền, dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở nam giới thường ít biểu lộ ra bên ngoài. Họ có thể cảm thấy mệt mỏi, muốn khóc, đau đầu và không nhận ra mình đang bị trầm cảm. Thay vào đó, những người đàn ông này có xu hướng sống khép kín, dễ cáu giận, hay gây sự và tranh cãi với vợ.

Thạc sĩ Huyền khuyên những ông bố tương lai nên đi kiểm tra sức khỏe và tâm lý trước khi con họ chào đời. Lý do là họ cũng có thể gặp các triệu chứng của trầm cảm trong thời gian vợ mình mang thai. Để cải thiện tâm lý, ngoài việc ngủ đủ giấc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, dành nhiều thời gian bên cạnh vợ mình hơn.

Cả vợ và chồng cũng nên học những kỹ năng cần thiết trong việc chăm con và chuẩn bị tinh thần để chào đón đứa trẻ ở các lớp tiền sản. Đặc biệt, thường xuyên giao tiếp, nói chuyện thẳng thắn với nhau để thúc đẩy sự hòa hợp, đồng cảm, giảm căng thẳng và mệt mỏi khi cùng nhau làm cha mẹ.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.