Nghị trường thiếu "nóng" sau phần trả lời của các bộ trưởng

 - Sau khi 4 Bộ trưởng lần lượt đăng đàn và nhiều vị trưởng ngành khác hỗ trợ trả lời chất vấn, các ĐB đã có đánh giá riêng về phần chất vấn của từng vị qua những trao đổi bên hành lang QH. 

 - Sau khi 4 Bộ trưởng lần lượt đăng đàn và nhiều vị trưởng ngành khác hỗ trợ trả lời chất vấn, các ĐB đã có đánh giá riêng về phần chất vấn của từng vị qua những trao đổi bên hành lang QH. 

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Huy Hoàng
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Huy Hoàng

Cần thông cảm với ngành công an

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), người đặt câu hỏi trực tiếp về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc để bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn trước thời điểm tạm giam, đánh giá cao việc Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ ra 3 nhiệm vụ sắp tới: làm rõ có lộ lọt thông tin không; rà soát nghiệp vụ xem có sơ hở hay khâu nào chưa đảm bảo yêu cầu để kiểm điểm trách nhiệm; và bổ sung hoàn thiện văn bản pháp luật về những quy định tạo điều kiện cho ngành công an có những biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố để đảm bảo xử lý theo đúng quy định pháp luật, đúng người đúng tội.

"Trong phạm vi một buổi chất vấn thì chỉ có thể trả lời đến mức độ như vậy", ông Hùng nói. "Cũng phải thông cảm với ngành công an, có những nội dung nghiệp vụ có thể thông tin được, có những nội dung chưa thông tin được".

ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) cũng cho rằng "tội phạm rất tinh vi, khi biết mình phạm tội và sắp bị bắt sẽ tìm mọi cách bỏ trốn và rất khó phát hiện". "Trường hợp ông Dương Chí Dũng không phải ngoại lệ và không thể đổ hết trách nhiệm cho Bộ Công an", ông Tuân nói.

ĐB Đỗ Mạnh Hùng cho rằng câu trả lởi của Bộ trưởng Công an "rõ, thẳng thắn và trách nhiệm". "Tôi nghĩ cử tri và ĐBQH sẽ giám sát việc thực hiện các trả lời của Bộ trưởng", ông Hùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng liên quan đến những sai phạm ở Vinalines, ĐB Thái Nguyên chưa hài lòng với báo cáo mà Chính phủ vừa gửi ĐBQH. "Báo cáo cung cấp những thông tin toàn diện, nhưng một số vấn đề mà các ĐBQH.quan tâm lại chưa được đề cập", ông Hùng nói.

Đó là việc xây dựng, triển khai, thực hiện một số dự án không hiệu quả, trong đó có việc mua ụ nổi, ông Hùng chỉ ra: "Rõ ràng việc này là có sai phạm, từ khâu lập cho tới tổ chức thực hiện, nhưng trong báo cáo hầu như không nói đến. Báo cáo cũng phải đề cập rõ những biện pháp để xử lý và khắc phục".

Chưa rõ trách nhiệm xử lý thương lái Trung Quốc

Rất thông cảm với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, người trả lời chất vấn thứ ba, vì "phạm vi quản lý của bộ quá rộng, từ những công trình lớn mang tầm quốc gia, đến an sinh xã hội, đảm bảo bình ổn thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...", ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hoà Bình) cho rằng về vĩ mô, Bộ trưởng Hoàng đã có những lời hứa tốt, có thời hạn rõ ràng, ví dụ về các công trình thuỷ điện.

"Nhưng khi Bộ trưởng trả lời câu hỏi về vấn đề thương lái Trung Quốc thì trách nhiệm chưa rõ nét, chưa thể hiện trong thời gian tới sẽ loại trừ vấn đề này như thế nào", bà Hải nhận định. "Đây là hiện tượng hết sức nghiêm trọng, không những ảnh hưởng an ninh chính trị, mà ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và đặc biệt là tinh thần của người dân".

"Tôi rất lo ngại khi thấy thương lái Trung Quốc thường xuyên tìm mua những loại cây, con lạ rồi sau một thời gian lại không mua nữa, sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng nông thôn, nơi dân trí chưa cao và dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài", bà Hải bày tỏ.

Bộ trưởng nêu nhiều thành tích quá

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh bị ĐB đánh giá là trả lời hơi rộng và chưa đúng trọng tâm. "Chính vì vậy, nhiều ĐB sau khi Bộ trưởng trả lời xong lại hỏi tiếp, dẫn đến hỏi đi hỏi lại một vấn đề, không thể đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm", ủy viên UB Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Quang nhận xét. "Câu hỏi của các ĐB rất rõ ràng, nhưng Bộ trưởng trả lời lan man".

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì thấy Bộ trưởng Vinh "nêu quá nhiều thành tích để chứng minh những cố gắng của mình mà chưa đi sâu giải quyết những vấn đề bức xúc cần quan tâm hiện nay".

Bộ trưởng KH-ĐT cũng là người, trong phiên chất vấn của mình cũng như khi trả lời hỗ trợ các Bộ trưởng khác, thường xuyên "được" Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời để nhắc "đi thẳng vào các vấn đề ĐB nêu".

Bộ trưởng còn né tránh

Nhưng Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang mới là người khiến các ĐB ít hài lòng nhất, nhất là các câu trả lời về những điểm nóng đất đai.

Trong hội trường, có đến 3 ĐB phải đứng lên hỏi lại lần hai là Lê Đình Khanh (Hải Dương), Bùi Thị An và Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), nhưng các câu trả lời của Bộ trưởng Quang vẫn chưa khiến họ hài lòng. Thậm chí ĐB Bùi Thị An còn nhấn mạnh là người "nằm quyền, nắm tiền", Bộ trưởng phải trả lời được.

ĐB Ya Duck (Lâm Đồng) còn thấy Bộ trưởng Quang "vẫn né tránh và trả lời không trực tiếp vào những vấn đề cử tri mong muốn giải đáp, hoặc ĐB đang tìm hiểu".

Ông Ya Duck kiến nghị, trước khi đăng đàn, Bộ trưởng nên nghiên cứu kỹ các câu hỏi và trả lời theo ý kiến ĐB để làm rõ theo nguyện vọng của cử tri. "Nếu Bộ trưởng cứ trả lời chung chung như vậy, cử tri không hài lòng và ngay cả ĐB ngồi trong hội trường cũng toát mồ hôi, vì không hiểu Bộ trưởng trả lời như thế nào?!", ĐB Lâm Đồng nói.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nói thẳng "chưa hài lòng" với Bộ trưởng TN-MT vì vấn đề chính là thu hồi và giá đất đền bù thì chưa rõ trách nhiệm, chưa có giải pháp, lộ trình cụ thể. "Tôi nghĩ sẽ có nhiều ĐB hỏi lại các vấn đề này với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 15/6", ông Đương nói.

Cần nhất giải pháp

Theo ĐB Đỗ Mạnh Hùng, khi trả lời, các bộ trưởng có thể trình bày tình hình, nhưng chỉ để làm rõ hơn cho phần giải pháp, không nhất thiết phải trình bày tổng hợp, mất thời gian.

"Điều quan trọng mà QH và cử tri mong muốn là các bộ trưởng đề xuất được những chính sách và giải pháp, cũng như biện pháp để tổ chức thực hiện đề xuất của mình", ông Hùng nói.

ĐB Nguyễn Thanh Hải chia sẻ: "ĐB đều mong muốn các bộ trưởng trả lời ngắn gọn và rõ nét, đánh giá đúng hiện trạng để chỉ ra nguyên nhân, trong một thời hạn cụ thể sẽ có những biện pháp gì mới, ví dụ cải cách bộ máy, thêm nhân lực, thêm chuyên gia, bao giờ có kết quả, dự báo kết quả ra sao..."

"Những câu trả lời như 'đã quan tâm', 'nhưng còn khó khăn do kinh phí, nhận thức người dân', 'sẽ cố gắng'... rất khó để cử tri và ĐB thoả mãn", bà Hải nói.

Sáng 15/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã  đăng đàn, trả lời về điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Phó Thủ tướng cũng sẽ trả lời về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, chỉ đạo giải quyết những tồn tại, sai phạm của các tập đoàn kinh tế, tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp đang có chiều hướng gia tăng.

Theo Vietnamnet

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.