Nghị lực nữ sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Quảng Bình

Các thầy cô trong trường thăm và tặng quà gia đình Hà dịp Tết Giáp Thìn. (Ảnh: Q.Bình)
Các thầy cô trong trường thăm và tặng quà gia đình Hà dịp Tết Giáp Thìn. (Ảnh: Q.Bình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cô học trò ở Quảng Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ, suýt phải bỏ học vì nghèo, nhưng vượt lên hoàn cảnh, em đã học rất giỏi, thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học. Đó là tân sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Ba mẹ mất vì tai nạn giao thông lúc em lên lớp Bốn, ba chị em Nguyễn Thị Ngọc Hà (SN 2006), Nguyễn Ngọc Tuân (SN 2008) và em út Nguyễn Thị Hoài Thu (SN 2010) (thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) bơ vơ, phải nương tựa bà ngoại gần 70 tuổi. Nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, sự yêu thương của người thân, sự phụ giúp của xã hội, Hà liên tục đạt học sinh giỏi các cấp, thi đỗ đại học với điểm số rất cao.

Theo lời Hà, thời điểm ba mẹ mất năm 2015, em đang học lớp Bốn. Hôm đó, ba cùng một số người sửa sang công trình phụ cho bà ngoại. Đến chiều, khi xong việc, ba chở mẹ ra thị trấn thì bị xe đụng rồi cả hai cùng qua đời. Khi đó, hai em của Hà vào lớp Hai và mẫu giáo, dường như chưa cảm nhận được nhiều về nỗi đau mất ba mẹ. Riêng với Hà, sự ra đi của cha mẹ đã để lại với em một khoảng trống vắng mênh mông.

Sau đám tang, nhiều đêm bốn bà cháu ôm nhau khóc. Các con khóc vì nhớ ba mẹ. Bà ngoại gần 70 tuổi thì khóc vì nhớ con, vì thương các cháu không nơi bấu víu, vì cám cảnh nghịch cảnh “lá xanh rụng trước lá vàng”.

Thời điểm đó, có người khuyên bà nên gửi Hà và đứa em kế vào trại trẻ mồ côi để giảm phần gánh nặng. Nhưng vì thương các cháu, bà kiên quyết gạt đi vì các cháu còn nhỏ đã phải trải qua cảnh chia ly mất ba mẹ, giờ bà không muốn thấy thêm cảnh bà cháu, chị em rời xa nhau.

Mới lên 10 tuổi, Hà là chị cả, có những lúc “vừa làm bố, vừa làm mẹ” cho 2 em. Ngoài thời gian đi học, Hà đi nhặt ve chai, bắt ốc, chăm sóc vườn, giúp bà mang rau ra chợ bán.

Có hôm bà ngoại ốm, nằm trên giường nói không thành tiếng, Hà bảo bà đi khám bác sĩ nhưng bà gạt đi, nói “khám có bệnh phải mua thuốc rồi thì tiền đâu lo cho các cháu...”. Nghe bà nói, Hà chỉ biết khóc, vì không biết cách nào có thể kiếm tiền để lo cho em, lo cho bà, đỡ phần gánh nặng.

Túng quẫn, bà ngoại có lúc từng tính chuyện cho Hà nghỉ học để 2 bà cháu đi ăn xin, kiếm tiền nuôi các em. Bà kể về dự định với những người hàng xóm, ý muốn gửi gắm nhà cửa khi bà đi vắng nhà.

Biết được dự định của bà, chính quyền địa phương đã đến động viên, cùng tìm giải pháp. Sau đó là một cuộc vận động hỗ trợ bắt đầu, thương cảnh côi cút của mấy bà cháu nên một số nhà hảo tâm đã tương trợ. Chính quyền cũng làm chế độ hỗ trợ trẻ mồ côi cho ba chị em. Nhờ vậy mấy bà cháu cũng tạm sống qua ngày.

Ngọc Hà hiện là sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. (Ảnh: Minh Phương)

Ngọc Hà hiện là sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. (Ảnh: Minh Phương)

Nhắc lại những ngày tháng khó khăn, bà ngoại của Hà vẫn thấy xót xa: "May có những tấm lòng của cộng đồng, bà con, xóm làng, nếu không thì mấy bà cháu đã phải đi ăn xin".

Mặc dù gia cảnh khó khăn, nhưng bù lại Hà rất ngoan và học rất giỏi. Lên học THPT, Hà liên tục nằm trong top những học sinh giỏi nhất lớp, được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân và thi đỗ đại học với điểm số rất cao.

Đến khi cầm tờ giấy thông báo nhập học kèm số tiền học phí mỗi kỳ hơn 8 triệu đồng, Hà từng nghĩ rằng mình sẽ không thể nhập học. Vì khoản tiền ngoại trồng rau và khoản hỗ trợ trẻ mồ côi mỗi tháng của mấy chị em không đủ cho hai đứa em ăn học, chưa nói đến việc đi học đại học xa nhà, khá tốn kém.

Thương và cảm phục nghị lực của đứa cháu mồ côi nhưng ham học, một người dì đã cố vay cho em 10 triệu để nhập trường. Vừa vào nhập học mấy hôm, Hà đã tìm việc làm thêm.

"Em con mồ côi nên nhà trường có chính sách miễn giảm học phí, nhưng đi học xa nhà sẽ phải tốn kém với rất nhiều chi phí khác, nên nhất định em phải đi làm thêm để kiếm tiền tự lo cho việc học của mình", Hà khẳng định.

Chia sẻ về dự định sau này, Hà mong muốn tìm được một công việc ổn định ở quê, để có thể lo được cho bà và chăm sóc 2 em. Bởi quê hương cũng là nơi em lớn lên, nơi chính quyền địa phương, thầy cô, bạn bè, xóm làng đã giúp đỡ gia đình em rất nhiều.

Thầy Nguyễn Viết Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: Ở trường, cô Dương Thị Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A6 là người gần gũi Hà và hiểu rõ hoàn cảnh của Hà nên thường xuyên đề xuất nhà trường hỗ trợ.

“Khi có phần học bổng hay các nguồn tài trợ, Hà luôn được nhà trường ưu tiên. Hà thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa, nhưng bù lại em rất ngoan và học rất giỏi, là Bí thư Chi đoàn 3 năm liền và đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Đó là cô gái bản lĩnh. Tôi tin Hà sẽ thành công", cô Phương nói.

Đọc thêm

'Giao lộ ước mơ' - kết nối thanh xuân từ ngọn lửa đam mê

'Giao lộ ước mơ' - kết nối thanh xuân từ ngọn lửa đam mê
(PLVN) - Ngày 3/10, Premiere 2024: Emoland đã tung ra bộ ảnh truyền thông “Giao lộ ước mơ” trên fanpage. Bộ ảnh mang đến cho các bạn tân sinh viên thông điệp về sự kết nối từ ước mơ. Bộ ảnh đã nhận được lượt tương tác và phản hồi tích cực từ các bạn sinh viên.

Công bố cấu trúc đề thi 3 môn tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sở GD&ĐT TP HCM mới công bố cấu trúc và yêu cầu đánh giá của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập sẽ giữ nguyên 3 môn thi bắt buộc như các năm trước là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. 

Hà Nội cảnh báo học sinh dùng đồ ăn, uống không rõ nguồn gốc

Một số học sinh có biểu hiện ngộ độc sau khi dùng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ngoài cổng trường được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Liên quan đến sự việc nhiều học sinh Trường THCS Bình Minh (Thanh Oai) có biểu hiện nghi ngộ độc khi sử dụng nước ngọt được phát miễn phí gần cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra cảnh báo chung, học sinh trên địa bàn thành phố không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc.

Đưa học viên cao học đi thực tế chính trị- xã hội

Đoàn Học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đầu tiên được đi thực tế cơ sở trong quá trình đào tạo trong buổi làm việc tại huyện Lý Nhân (Hà Nam)
(PLVN) -  "Chuyến đi là cơ hội để các học viên, giảng viên của khoa trực tiếp quan sát, tìm hiểu các chính sách đang được triển khai tại cơ sở", PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey

Khơi dậy niềm đam mê lịch sử từ phương pháp giáo dục đổi mới tại Dewey
(PLVN) -  Lịch sử từ lâu đã được xem là một môn học khô khan, thiếu sự thu hút nhưng tại trường Dewey, môn học này lại trở thành một trong những môn yêu thích của học sinh . Sự thay đổi này đến từ việc áp dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn sống cùng lịch sử, thấu hiểu sâu sắc giá trị của những trang sử vàng son của dân tộc.

Ngày khai giảng 'lần hai' sau bão lũ

Giáo viên, phụ huynh nhanh chóng dọn dẹp trường học sau bão. (Nguồn: Phòng GD&ĐT Bát Xát)
(PLVN) - Chỉ chưa đầy một tuần sau ngày khai giảng 5/9, nhiều trường học ở miền Bắc phải cho học sinh tạm nghỉ do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Sau khi cơn bão qua đi, các em học sinh được cắp sách quay lại trường. Buổi tựu trường lần hai để lại nhiều cảm xúc cho tất cả giáo viên, học sinh ở những vùng bị bão lũ quét qua.