Chân dung nữ sinh chuyên Anh 'ẵm trọn' ngôi vị thủ khoa toàn quốc

Em Đinh Thị Bích Ngọc. Ảnh: NVCC
Em Đinh Thị Bích Ngọc. Ảnh: NVCC
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Xuất sắc đạt thủ khoa "kép" toàn quốc và thủ khoa khối C, Đinh Thị Bích Ngọc vẫn luôn khiêm tốn với kết quả này và mơ ước trở thành giáo viên để có thể giúp đỡ những trẻ em thiếu may mắn trong việc học tiếng Anh. 

Từ nữ sinh chuyên Anh đến thủ khoa khối C và thủ khoa tốt nghiệp toàn quốc

Vượt qua hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp năm 2024, em Nguyễn Hà Nhi (lớp 12D1, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội) và Đinh Thị Bích Ngọc (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, tỉnh Ninh Bình) là 2 thủ khoa tốt nghiệp toàn quốc với tổng 57.85/60 điểm.

Điểm thành phần từng môn của em Đinh Thị Bích Ngọc như sau: Toán 8.8; Ngữ Văn 9.75; Lịch sử 10; Địa lí 10; Giáo dục công dân 9.5; Khoa học xã hội 9.83; Tiếng Anh 9.8 điểm.

Riêng với Bích Ngọc, không chỉ trở thành thủ khoa tốt nghiệp toàn quốc, em còn là 1 trong 19 thủ khoa khối C (Văn, Sử, Địa) với số điểm gần như tuyệt đối 29.75 điểm.

Chưa bao giờ có suy nghĩ rằng mình sẽ là thủ khoa, chỉ khi bố mẹ và bạn bè báo tin vui, Ngọc mới ngỡ ngàng đến vỡ oà cảm xúc: "Ban đầu, em có tính điểm dựa vào đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT và dự đoán điểm mình khá cao. Nhưng khi bố mẹ và bạn bè báo tin em là thủ khoa toàn quốc và thủ khoa khối C, em vô cùng bất ngờ. Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ là thủ khoa. Thực sự em vô cùng hạnh phúc! Những thành quả này là ngoài mong đợi và không còn từ ngữ nào để diễn tả được cảm xúc của em lúc này".

Khi được hỏi về phương pháp học tập của mình, Bích Ngọc cho biết, bản thân không có bí quyết gì quá đặc biệt. Nữ sinh chỉ học tập theo kế hoạch đã vạch ra từ trước, trong đó có sự phân chia thời gian khoa học. Đối với mỗi môn học, Ngọc dành từ 1 - 2 tuần để học chuyên sâu và cứ theo vòng lặp như thế từ môn này qua môn khác. Nữ thủ khoa cho rằng, phương pháp học tập này giúp em sẽ không bị rơi kiến thức và không bị phân tâm. Ngoài học ở trường, Bích Ngọc còn đi học thêm ở ngoài, mỗi khi gặp bài tập khó, Ngọc thường nhờ thầy cô giảng giải cho đến khi hiểu bài.

Ngoài ra, trong quỹ thời gian 1 ngày, Đinh Thị Bích Ngọc chỉ dành vài tiếng đồng hồ cho việc học. Buổi tối, sau khi hoàn tất các sinh hoạt cá nhân, khoảng 8 rưỡi – 9h, Ngọc mới bắt đầu ngồi vào bàn học. Cô nữ sinh chỉ học đến khoảng 11h – 12h là nghỉ ngơi. Sáng hôm sau, Ngọc tranh thủ dậy sớm từ 5h để ôn tập lại kiến thức lần nữa cho nhớ.

“Em đã có một khoảng thời gian học rất khuya, nhưng em nhận ra đó là phương pháp không hiệu quả. Sáng hôm sau khi thức dậy cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng khiến em không thể tiếp thu được kiến thức. Chính vì thế thay vì thức đêm, em chọn thời gian buổi sáng, khi đầu óc minh mẫn thì việc tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn”, Ngọc cho hay.

Là một học sinh lớp chuyên Anh, ban đầu Ngọc có tâm lý "khá chán và sợ" các môn học khác vì cho rằng Toán là môn rất khó, còn Văn, Sử, Địa lại khá khô khan. Tuy nhiên, khi thực sự bước vào ôn tập, Ngọc lại khám phá ra những điều thú vị riêng của từng môn học: “Môn Lịch sử giúp em hiểu hơn về lịch sử dân tộc, khiến em cảm thấy yêu nước hơn bao giờ hết. Môn Địa lý giúp em hiểu hơn về các vùng miền trên khắp cả nước. Còn môn Văn giúp em có những cảm xúc lãng mạn, bay bổng hơn. Tất cả đều hun đúc cho em về tình yêu quê hương đất nước. Khi đã hiểu về môn học, em thấy quá trình ôn luyện đạt hiệu quả cao hơn”.

Nữ thủ khoa tốt nghiệp toàn quốc đến từ trường THPT chuyên của tỉnh Ninh Bình (Ảnh: NVCC)

Nữ thủ khoa tốt nghiệp toàn quốc đến từ trường THPT chuyên của tỉnh Ninh Bình (Ảnh: NVCC)

Ước mơ trở thành giáo viên để dạy tiếng Anh cho trẻ em thiếu may mắn

Năm nay, Ngọc Bích đã đăng ký xét tuyển sớm vào 7 trường đại học của Hà Nội, trong đó khi đó đã có 5 trường thông báo em trúng tuyển, gồm: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương và Trường Đại học Ngoại giao. Và nguyện vọng 1 của nữ sinh là Sư phạm Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ.

Lý giải về sự lựa chọn này, Ngọc cho biết, những năm đầu học cấp 3, cô chưa có định hướng nào cụ thể. Mãi cho đến hè năm lớp 11, trong 1 lần tham gia dự án dạy tiếng Anh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Ninh Bình, ước mơ trở thành một giáo viên tiếng Anh được nhen nhóm và lớn dần trong Ngọc.

"Sau mỗi buổi dạy từ vựng, em nhận ra rằng tiếng Anh với bản thân khá đơn giản, song với các bạn nhỏ không có điều kiện thì lại là một điều xa vời và thiệt thòi. Em luôn muốn mình có thể làm điều gì đó, sử dụng một chút tài năng của mình để giúp các em nhỏ có cơ hội tiếp cận với tiếng Anh, tiếp cận với cuộc sống dễ dàng hơn. Cũng từ đó mà em có quyết tâm trở thành một giáo viên", Bích Ngọc bày tỏ.

Giờ đây, khi trở thành thủ khoa kép và trúng tuyển sớm vào 5 trường đại học, ước mơ cao đẹp ấy của cô nữ sinh ngày một gần hơn. Những tưởng, một nữ sinh trường chuyên có kết quả học tập tốt, luôn đứng đầu lớp và đứng top đầu toàn khối như Ngọc sẽ luôn tự tin với kiến thức của mình. Tuy nhiên, trước kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, cô nữ sinh ấy cũng đôi lần hoài nghi chính bản thân mình.

"Càng gần đến ngày thi, em càng lo lắng hơn vì sợ rằng đề thi năm nay khó và nghĩ rằng mình không thể làm bài tốt. Đây là khoảng thời gian khá khó khăn vì em luôn nghi ngờ bản thân mình. May mắn là em luôn nhận được sự đồng hành từ gia đình, thầy cô nên em đã yên tâm hơn và bước vào kỳ thi vượt vũ môn với một tâm thế tự tin nhất có thể. Khoảng thời gian em ôn thi, bố mẹ lo lắng nhất là vấn đề sức khỏe và không cho em học quá muộn. Khi thấy em ôn thi và sút cân, mẹ rất lo lắng và luôn cố gắng làm những món ăn ngon nhất để tẩm bổ cho em", Ngọc nhớ lại.

Suốt 3 năm THPT, Bích Ngọc luôn giữ phong độ là học sinh giỏi toàn diện với nhiều thành tích 'khủng' như: Đạt 8.5 IELTS; Huy chương vàng cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên internet (IOE) cấp quốc gia; Huy chương đồng kì thi chọn HSG các trường THPT khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ lần thứ XIII... Trước những kết quả mà mình đạt được, Ngọc vẫn rất khiêm tốn vì cho rằng bản thân chưa thực sự xuất sắc và còn rất nhiều những thí sinh tài giỏi hơn.

Không chỉ có thành tích học tập tốt, cô thủ khoa Đinh Thị Bích Ngọc còn tích cực tham gia vào các hoạt động của đoàn trường, giữ chức Phó chủ nhiệm CLB Truyền thông của Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy và đại diện tham gia trại hè trao đổi Hàn Quốc - Việt Nam năm 2023.

Chia sẻ về bí quyết cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa, Ngọc cho rằng mình thực sự may mắn khi luôn được thầy cô và các bạn trong CLB tạo điều kiện vì đôi khi nữ sinh cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian. Tuy nhiên, chính sự đồng hành của bạn bè và thầy cô đã giúp cô nữ sinh trường chuyên này luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhận xét về nữ sinh này, một thành viên trong CLB Truyền thông của Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy cho biết: "Khi là Phó chủ tịch CLB truyền thông, Bích Ngọc là một người có tầm nhìn sâu rộng, chủ động, nhiệt tình, khả năng sáng tạo và linh hoạt trong công việc, cùng với đó là tinh thần trách nhiệm và cầu tiến rất cao. Không những thế, Ngọc có kĩ năng quản lí thời gian rất tốt, giúp Ngọc vừa đảm bảo được việc học, vừa hoàn thành tốt công việc CLB. Em cũng luôn sở hữu một nguồn năng lượng tích cực, vui vẻ, hoà đồng với mọi người xung quanh, điều này giúp Ngọc nhận được sự yêu mến từ tất cả các thành viên CLB".

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...