Nghị định 20 có thể "dồn" doanh nghiệp vào thế khó mới

Doanh nghiệp muốn sửa đổi Nghị định 20 triệt để hơn.
Doanh nghiệp muốn sửa đổi Nghị định 20 triệt để hơn.
(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp cho rằng nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP chưa thực sự thống nhất với các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư, có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017. Qua hơn 3 năm áp dụng, Nghị định 20 bị đánh giá có nhiều bất cập. Doanh nghiệp bị tăng lợi nhuận ảo, dẫn đến phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn và lợi nhuận thật của doanh nghiệp bị giảm đáng kể.

Cụ thể, quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 có thể dẫn đến việc đánh thuế 2 lần trên cùng một giao dịch. Việc hạn chế chi phí lãi vay không vượt quá 20% EBITDA (lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp) của người nộp thuế tại khoản 3 điều 8 Nghị định 20 có thể dẫn đến việc đánh thuế 2 lần đối với cùng một giao dịch trường hợp công ty mẹ phải đứng ra vay vốn ngân hàng sau đó chuyển vốn vay cho công ty con hoạt động, do cả công ty mẹ và công ty con đều bị loại chi phí lãi vay vượt 20% EBITDA.

Trên thực tế, mặc dù cùng là một công ty thành viên trong cùng tập đoàn nhưng không phải công ty thành viên nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án mới, do vậy, một công ty thành viên phải vay công ty thành viên khác hoặc công ty mẹ phải huy động vốn, kể cả các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hoặc phi ngân hàng cho công ty thành viên. Và như vậy, nếu tổng chi phí lãi vay vượt quá 20% EBITDA thì cả công ty mẹ và công ty con đều phải nộp thuế khống 2 lần cho phần chi phí lãi vay vượt quá 20% EBITDA này.

Ngoài ra, nếu công ty phát sinh phí bảo lãnh trên khoản vay với ngân hàng (là bên độc lập) cho bên liên kết thì lãi vay trả cho ngân hàng của bên liên kết cũng bị xem là thuộc phạm vi khống chế không vượt quá 20% EBITDA.

Trong bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu như hiện nay (chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19, thiên tai bão lũ…), Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập khẩn cấp nhiều cuộc họp, gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, lắng nghe nhiều ý kiến góp ý trực tiếp, bao gồm cả ý kiến liên quan đến những bất cập của Nghị định 20 kể trên.

Vì vậy, mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sau khi lấy ý kiến các bên liên quan.

Mặc dù Bộ Tài chính đã sửa đổi, nâng trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30% và áp dụng chuyển chi phí lãi vay liên tục không qua 5 năm, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn chưa được xử lý triệt để.

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ngày 3/11, đại biểu Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng, đã phát biểu đặt câu hỏi về Nghị định 20.

Dẫn quan điểm của nhiều chuyên gia, đại biểu Bùi Thanh Tùng cho biết: Nội dung quy định tại khoản 3 điều 8 của Nghị định này chưa thực sự thống nhất với các quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật đầu tư, và thực tế, chưa tạo ra biện pháp hiệu quả để thực thi kế hoạch hành động của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD về chống xói mòn cơ sở và chuyển lợi nhuận (gọi là chống chuyển giá) đối với các doanh nghiệp đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam. Mà thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh tế, công ty holding, công ty mẹ con bị ảnh hưởng nặng nề.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng.
 Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng.

Trước hàng loạt kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, đặt biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và có điều chỉnh phù hợp. Tháng 06/2020, Nghị định số 68 sửa đổi bổ sung Khoản 3 Điều 8 của Nghị 20 đã được ban hành.

Tuy nhiên, đại biểu Bùi Thanh Tùng phản ánh: Theo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, việc ban hành nghị định mới bổ sung vẫn chưa xử lý được một cách triệt để các bất cập và tiếp tục kiến nghị về dài hạn, cần xem xét thay đổi và chỉ nên áp dụng quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà không áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu của quy định này là chống chuyển giá (tức là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài), vì vậy các doanh nghiệp có công ty mẹ công ty con cùng hoạt động tại Việt Nam thì không phải là đối tượng chống chuyển giá. Các doanh nghiệp cho vay mượn qua lại giữa các thành viên cũng nên được loại ra khỏi phạm vi điều chỉnh.

“Đề nghị Chính phủ sớm tiếp tục nghiên cứu để ban hành Nghị định sửa đổi tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp bất lợi cho đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay” – Đại biểu Bùi Thanh Tùng kiến nghị.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia cho biết, ở một số nước mức trần này chỉ áp dụng cho chi phí lãi vay chi trả cho các công ty liên kết ở nước ngoài. Ví dụ, Hàn Quốc quy định chi phí lãi vay trả cho các tổ chức liên kết bên nước ngoài vượt quá 30% của thu nhập chịu thuế chưa bao gồm khấu hao và chi phí lãi vay đối với các công ty trong nước. Việc áp dụng này khá phù hợp với nguyên tắc quản lý giao dịch các bên liên kết nhằm mục đích chống xói mòn về thuế.

Tuy nhiên, khi đặt vị thế giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan và Myanmar, vốn chưa có quy định về mức khống chế chi phí lãi vay, nên Chính phủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo thêm mô hình các nước có cơ cấu và phát triển tương tự như Việt Nam để có thể đồng thời tạo thế cạnh tranh (giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, cũng như thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác khi cân nhắc giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong Đông Nam Á), vừa đảm bảo mục tiêu chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.