Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong ra mắt sách ảnh 'Sài Gòn COVID-19'

Bìa sách ảnh "Sài Gòn COVID-19" vừa được phát hành.
Bìa sách ảnh "Sài Gòn COVID-19" vừa được phát hành.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong và Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả tập sách ảnh thứ 11 - "Sài Gòn COVID-19", ghi lại khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến căng thẳng và khốc liệt tại TP Hồ Chí Minh.

Cuốn sách ảnh "Sài Gòn COVID-19" bao gồm 155 tác phẩm ảnh được chọn lọc từ hơn 6.000 bức ảnh đã được tác giả Trần Thế Phong chụp trong vòng 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11/2021. Đây là khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến căng thẳng và khốc liệt tại TP Hồ Chí Minh.

Khi chọn “lao vào” tâm dịch để tác nghiệp, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong biết rằng, bản thân sẽ đối diện với nhiều hiểm nguy, thậm chí là phải đánh đổi mạng sống nhưng anh vẫn chấp nhận để đem đến những cái nhìn sinh động nhất về cuộc chiến của người dân và chính quyền. Mặt khác, với lửa nghề và lòng nhiệt thành của một nhiếp ảnh gia đường phố, anh cũng muốn được chứng kiến giây phút mang tính lịch sử của vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên của nghệ sĩ. Khi lao vào tâm dịch, anh luôn trong tâm thế chủ động và có những biện pháp bảo vệ bản thân nhất định.

Trước đó, vào năm 2020, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong từng ra mắt sách ảnh "Sài Gòn COVID-19" và tổ chức triển lãm ảnh cùng tên tại Đường sách TP Hồ Chí Minh. So với một Sài Gòn thanh bình, khác lạ trong sách ảnh "Sài Gòn COVID-19", ở cuốn thứ hai, nhiếp ảnh gia Thế Phong ghi lại hành trình đi qua thương đau của thành phố. Đó là thành phố vắng vẻ, chỉ có những chiếc xe cứu thương hộc tốc từ đường lớn cho tới ngõ nhỏ hun hút sâu. Đó là những hộp cơm nghĩa tình được bày trên phố. Đó là hình ảnh của lực lượng y tế, quân đội, dân quân, thanh niên tình nguyện, đội thiện nguyện... đang cùng nhau làm tốt nhất có thể vai trò của mình, những mong cứu người, kịp thời hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, san sẻ yêu thương để cùng dìu nhau qua đoạn khó của đời người.

Bác sĩ Phương Thảo, nhân vật trong sách ảnh "Sài Gòn COVID-19" cũng bồi hồi nhớ về những ngày tháng chống dịch vừa qua. Bác sĩ Phương Thảo cho biết: “Phải đối diện và trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19, với cương vị là một bác sĩ mới tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tôi cảm thấy rất áp lực và đầy lo lắng. Áp lực khi bệnh nhân chuyển nặng mà không tìm được bệnh viện, lo lắng vì không thể cứu sống bệnh nhân, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được khoảng thời gian này. Đây là một cuộc chiến đầy khó khăn nhưng cũng tạo nên những chiến binh dũng cảm, ở đó tình người đã tạo nên sức mạnh để người dân thành phố có thể vượt qua đại dịch”.

Trong khi đó, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong cho biết: "Vừa qua, tôi đã tổ chức 16 cuộc triển lãm, lần này với tôi là cảm xúc hạnh phúc dâng trào khi có rất nhiều khán giả đến xem. Với tôi, qua 5 tháng TP Hồ Chí Minh rơi vào tâm dịch, đó là một nhân duyên và định mệnh mà tôi nghĩ là mình phải dấn thân vào. Tôi nghĩ mình may mắn có được bình an và thực hiện được tập sách ảnh cho ước mơ, mong muốn của mình từ đó lan tỏa những cái đẹp và tình người trong tâm dịch”.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.