Nghề “phụ tá công lý”

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với đại diện các Văn phòng Thừa phát lại tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với đại diện các Văn phòng Thừa phát lại tại Hội nghị triển khai công tác THADS năm 2016.
(PLO) - Để góp phần tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, cần phải “xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” và “Nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên) trước mắt, tổ chức thí điểm tại một số địa phương, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Hoạt động Thừa phát lại, nguồn gốc tiếng Pháp là “Huissier”, được cho là xuất hiện tại Việt Nam cùng với Hiệp ước ngày 05/6/1862 Vua Tự Đức nhượng lại cho Pháp 06 tỉnh Nam Kỳ để Pháp trực tiếp áp đặt chế độ cai trị thực dân. Sau này, hoạt động Thừa phát lại được ghi nhận rộng rãi tại Nam Kỳ (Bộ Dân sự tố tụng Việt Nam năm 1910), ở Trung Kỳ (Bộ dân luật Trung năm 1936-1939, ở Bắc Kỳ (Bộ Dân luật Bắc 1931).

Chức năng chính của thừa phát lại trong giai đoạn này là “phụ tá công lý”, hỗ trợ các cơ quan Tòa án, cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng như tống đạt, sưu tập và bổ sung chứng cứ, hỗ trợ hoạt động thi hành án, hỗ trợ luật sư biện hộ trước Tòa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam Bộ nếu “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”.

Trên cơ sở đó, Nghị định số 37 ngày 30/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, văn bản đặt cơ sở đầu tiên cho việc tổ chức Bộ Tư pháp quy định Ban công lại thuộc Phòng Giám đốc hộ vụ có nhiệm vụ quản lý hoạt động thừa phát lại.

Đến ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 13, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới quy định “Ban Tư pháp có quyền thi hành những mệnh lệnh của Thẩm phán cấp trên, bao gồm cả bản án, quyết định của Tòa án”.

Như vậy, trong những năm đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự đã được hình thành và tồn tại song song hai lực lượng thi hành án là Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã. Hoạt động thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến cuộc cải cách tư pháp năm 1950.

Sau thời gian dài vắng bóng, hoạt động thừa phát lại được ghi nhận trở lại tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng.

Theo đó, để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, cần phải “xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” và “Nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên) trước mắt, tổ chức thí điểm tại một số địa phương, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Triển khai chủ trương nêu trên, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Thừa phát lại được quan niệm là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại.

Phạm vi hoạt động thừa phát lại bao gồm thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự hay trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. 

Đến nay, tại 13 địa phương triển khai thí điểm chế định thừa phát lại, có 53 Văn phòng Thừa phát lại với 134 Thừa phát lại, 295 Thư ký nghiệp vụ và 214 nhân viên. Về kết quả, tính đến ngày 30/9/2015, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 939.544 văn bản, lập 42.911 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 885 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, đạt tổng doanh thu là gần 136 tỷ đồng.

Có thể nói, qua thí điểm, chế định Thừa phát lại đã chứng tỏ được tính đúng đắn và được xã hội đón nhận, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chính thức chế định này trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 cho phép thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016./. 

Tài liệu tham khảo:

1. Viện Khoa học pháp lý (1996), Chuyên đề Thừa phát lại.

2. Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo Kết quả công tác thi hành án dân sự năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015, định hướng nhiệm kỳ 2016-2020 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu năm 2016.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.