Nghe chuyện “Tết xưa” ở Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong không khí mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã tổ chức buổi trò chuyện với chủ đề “Tết xưa - Tết nay” nhằm giúp các bạn trẻ hiểu và sống lại ký ức Tết với những giá trị văn hóa đặc sắc của Tết truyền thống và hiện đại của dân tộc. Đồng thời, đơn vị cũng tổ chức các hoạt động nướng bánh, gói bánh tét, nấu thịt kho tàu,... mang đậm bản sắc dân tộc, để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới với nhiều phong tục tốt đẹp.
Ông Phạm Thạnh Trị (áo sơ mi xanh) kể chuyện Tết xưa.

Ông Phạm Thạnh Trị (áo sơ mi xanh) kể chuyện Tết xưa.

Ông Phạm Thạnh Trị - Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải (nay tỉnh Cà Mau), nhớ lại những ngày tháng được đùm bọc, che chở của Nhân dân Khu căn cứ Xẻo Đước trong giai đoạn 1960 - 1975 (Hiện thuộc ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân).

“Thời chống Mỹ cứu nước, ông làm việc khoảng 10 năm ở khu căn cứ này và ông gọi đây là khu ‘căn cứ lòng dân’. Đặc biệt, nơi đây có các đồng chí lãnh đạo, các chiến sĩ cùng ăn Tết với sự che chở, đùm bọc của người dân. Nếu không có ‘căn cứ lòng dân’, địch có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Tôi thấy rằng chuyện vui Tết ở miền quê rất đơn giản, không cầu kỳ. Nhiều khi tôi ngồi lại nhớ quê hương, nhớ xứ sở bên chén trà, mứt gừng hoặc bánh phồng nướng rồi cùng bà con trong vùng kháng chiến chia sẻ tình cảm hết sức đặc biệt vào ngày Xuân ấm áp” - ông Phạm Thạnh Trị kể.

Ông Phạm Thạnh Trị chia sẻ: “Thế hệ chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có ngày Tết sum vầy và đêm 30 bắn pháo hoa như hôm nay phải luôn nhớ ơn thế hệ đi trước đã anh dũng hy sinh gian khổ cách đây 49 năm. Cho đến bây giờ, dù đã qua mấy mươi cái Tết thanh bình, với đầy đủ sắc, hương, vị, tôi vẫn không quên cái Tết với cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương bao la, ấm áp của lãnh đạo và nhân dân mình. Những hình ảnh đó mãi mãi là điều cao quý, thiêng liêng nhất”.

Nướng bánh,... mang đậm bản sắc dân tộc, để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới với nhiều phong tục tốt đẹp.

Nướng bánh,... mang đậm bản sắc dân tộc, để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới với nhiều phong tục tốt đẹp.

Theo Nhà thơ Nguyễn Thái Thuận (Út Trấn) nhớ lại: “18 năm tôi ăn Tết ở chiến trường, không sao quên được cái Tết năm 1960 ở Quách Phẩm (huyện Đầm Dơi); Tết năm 1962 ở Khu căn cứ Xẻo Đước (huyện Phú Tân); Tết 1968 ở chiến khu Tây Ninh,… Nhưng ông nhớ nhất cái Tết năm 1965, cơ quan đóng quân ở sông Ông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

Ông Thuận nói, lúc ấy anh em trong đơn vị đi săn bắt chồn, anh Bảy Trị (ông Phạm Thạnh Trị) đi bộ ra chợ bán, để đổi lấy đồ ăn cho anh em đơn vị ăn Tết. Đồng thời, anh em ăn cùng dân rất vui. Từ đó, thôi thúc anh em trong đơn vị sống 18 năm ở căn cứ không về nhà ăn Tết. Đặc biệt, Tết kháng chiến không uống rượu, chỉ uống trà với bánh và mứt, bánh phồng... bánh phồng luôn đi kèm với hủ tiếu, hương vị ngon, bùi, ngọt, rất dễ ăn”.

Cũng tại buổi trò chuyện, các cô, chú có một câu chuyện riêng, xúc động khi nhớ lại những khoảnh khắc xưa khi hoạt động cách mạng, tuy vất vả, thiếu thốn nhưng rất vui cùng Quân và Dân ăn Tết sum vầy, hạnh phúc./.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.