Nghệ An: Đề xuất xây dựng phần mềm đấu giá trực tuyến chung toàn quốc

(PLVN) -Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện tại tỉnh Nghệ An, Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) đã đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nói chung, cải cách lĩnh vực bổ trợ nói riêng, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động ĐGTS.

Theo đó, việc phát triển các tổ chức đấu giá ngoài công lập song hành cùng Trung tâm dịch vụ ĐGTS của Nhà nước góp phần giảm áp lực cho các cơ quan nhà nước về biên chế, ngân sách, tạo thuận lợi cho người có tài sản lựa chọn được tổ chức đấu giá thực hiện cuộc ĐGTS phù hợp, có uy tín, năng lực. Từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức ĐGTS, đấu giá viên, đảm bảo an ninh trật tự nơi có tài sản đấu giá, tăng thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Sau khi Luật ĐGTS được Quốc hội thông qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở, ban, ngành thực hiện rà soát và chuẩn hoá các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ĐGTS; tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các Quyết định, quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho phù hợp với quy định của Luật và các văn hướng dẫn liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐGTS trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, theo đúng các quy định của pháp luật.

Trên cơ sở Quyết định thành lập Tổ giám sát của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ trì xây dựng kế hoạch giám sát, trên cơ sở tập hợp thông tin các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hàng tháng, tổ giám sát thảo luận và lựa chọn một số cuộc đấu giá để giám sát. Thông qua các hoạt động giám sát đấu giá, tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ” trong hoạt động đấu giá được khắc phục cơ bản, đơn thư, khiếu nại, phản ánh của công dân cũng giảm nhiều, tình hình an ninh trật tự không còn diễn biến phức tạp như trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ĐGTS vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể như: sự phân bố các tổ chức đấu giá không đồng đều ở các địa phương trên địa bàn tỉnh khiến việc giám sát trực tiếp hoạt động đấu giá cũng gặp khó khăn; quy mô của các doanh nghiệp đấu giá đa phần còn nhỏ; đấu giá trực tuyến được quy định trong Luật ĐGTS nhưng vẫn chưa triển khai được trên thực tế; một số tổ chức đấu giá, đấu giá viên không tuân thủ quy định pháp luật dẫn đến vi phạm phải xử lý vi phạm hành chính, có đấu giá viên bị xử lý về hình sự, thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá…

Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động ĐGTS trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp Nghệ An đề xuất xây dựng một phần mềm đấu giá trực tuyến chung toàn quốc hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ĐGTS theo hướng xây dựng một phần mềm đấu giá trực tuyến chung toàn quốc; ĐGTS công chỉ áp dụng một hình thức đấu giá trực tuyến. Bên cạnh đó, cần đơn giản hoá thủ tục, ưu tiên đăng ký trực tuyến nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp người tham gia đấu giá với tổ chức đấu giá như quy định hiện hành.

Kiến nghị bỏ hình thức thông báo công khai việc đấu giá trên báo in hoặc báo hình như quy định của Luật đấu giá hiện hành, chỉ cần quy định thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử quốc gia về ĐGTS, trang điện tử của đơn vị có tài sản đấu giá, của tổ chức đấu giá và thực hiện việc niêm yết đấu giá như quy định hiện hành. Quy định bổ sung trường hợp không nộp tiền sử dụng đất trúng đấu giá đúng thời gian quy định thì bị huỷ kết quả đấu giá; bổ sung chế tài hạn chế tham gia đấu giá đối với người trúng đấu giá sau đó bỏ cọc.

Bổ sung trường hợp bị tịch thu tiền đặt trước nếu trả giá thấp hơn giá khởi điểm nếu đấu giá theo phương thức trả giá lên; quy định đấu giá không thành trong trường hợp có một người tham gia đấu giá hoặc nhiều người tham gia đấu giá mà chỉ có một người trả giá hợp lệ…

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.