Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn giảng viên nguồn tại Vĩnh Phúc, ngày 30/8, tại Hà Nội, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức Khóa tập huấn cho học viên về “Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới”.

Quang cảnh buổi tập huấn sáng nay.

Quang cảnh buổi tập huấn sáng nay.

Cụ thể trong hai ngày 22 và 23/8/2024, Học viện Tư pháp đã phối hợp UNICEF tổ chức tập huấn giảng viên nguồn về “Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới” với sự tham gia của 30 giảng viên nguồn đến từ các cơ sở đào tạo luật và nghề luật, các luật sư đến từ các Đoàn Luật sư.

Tham dự khai mạc khoá tập huấn, về phía đơn vị tài trợ có bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam; Tiến sĩ Samuel J. Juett, Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Về phía Học viện Tư pháp có PGS.TS Nguyễn Minh Hằng - Phó Giám đốc Học viện tư pháp cùng đội ngũ chuyên gia và 30 học viên của Học viện Tư pháp. Đây là những học viên đã có bằng cử nhân luật, mong muốn trở thành Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, có mối quan tâm đặc biệt và mong muốn được học hỏi các kiến thức, kỹ năng về tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới.

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng - Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu tại buổi tập huấn sáng 30/8.

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng - Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu tại buổi tập huấn sáng 30/8.

Khoá tập huấn này được Học viện Tư pháp thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên tại Việt Nam giai đoạn 2022-2026, ký kết giữa UNICEF và Bộ Tư pháp. Khoá tập huấn cũng được sự tài trợ của Cơ quan phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Phát biểu tại khóa tập huấn, PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng cho biết trong khuôn khổ hợp tác với UNICEF Việt Nam với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, thời gian vừa qua, Học viện Tư pháp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực liên quan tới tư pháp người chưa thành niên và có trách nhiệm giới, qua đó hoàn thiện chương trình đào tạo, hệ thống học liệu và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên nguồn và các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư, cán bộ tư pháp tương lai giúp họ có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có cách tiếp cận chuyên biệt khi giải quyết vấn đề phụ nữ và người chưa thành niên trong hệ thống tư pháp.

Cho rằng trẻ em đóng vai trò quan trọng, là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên, Tiến sĩ Samuel J. Juett, Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, kiến nghị cần có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

Theo Tiến Samuel J. Juett, dù trẻ em có tham gia vào hệ thống tư pháp với vai trò là nạn nhân, nhân chứng, nguyên đơn hay người vi phạm pháp luật thì vai trò nào cũng có tầm quan trọng như nhau và đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, khủng hoảng.

Tiến sĩ Samuel J. Juett, Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu tại buổi tập huấn.

Tiến sĩ Samuel J. Juett, Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát biểu tại buổi tập huấn.

"Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên yêu cầu chúng ta phải ghi nhận và giảm thiểu những thách thức mà nhóm đối tượng này phải đối mặt trong mỗi giai đoạn, giúp tăng cường niềm tin vào hệ thống tư pháp, đây cũng là một giải pháp đối với các vấn đề pháp lý của trẻ em. Tôn trọng những nguyên tắc của hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên không chỉ giảm thiếu những trải nghiệm mang tính cách gây sang chấn với trẻ em mà còn tăng cường hơn nữa việc tôn trọng quyền của người chưa thành niên", đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam, thực trạng trên thế giới và Việt Nam hiện nay là phụ nữ và trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tư pháp hình sự. Tình trạng phụ thuộc của trẻ em và phụ nữ, việc thiếu thông tin và hiểu biết về thủ tục tố giác và tố tụng, nỗi lo sợ bị trả thù hoặc tiếp tục bị xâm hại, thường khiến nạn nhân không dám trình báo, tố giác tội phạm.

"Trong nhiều trường hợp, chính sự xấu hổ, kỳ thị cũng như áp lực phải duy trì sự hòa thuận trong gia đình đã ngăn cản trẻ em và phụ nữ tìm cách tiếp cận tư pháp khi bị xâm hại. Những rào cản này thường dựa trên những quan niệm sai lầm và định kiến giới, thường có xu hướng phủ nhận, bình thường hóa và thậm chí biện minh cho bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ, chuyển trách nhiệm từ thủ phạm sang nạn nhân, bà Nguyễn Thanh Trúc nêu rõ.

Bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam.
Bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam.

Cũng bà Nguyễn Thanh Trúc, trong những năm vừa qua, UNICEF và Học viện Tư pháp đã hợp tác hết sức chặt chẽ trên hành trình hướng tới mục tiêu chung là tăng cường năng lực về tư pháp người chưa thành niên cho các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, trợ giúp viên pháp lý tương lai. UNICEF hết sức phấn khởi vì những hỗ trợ kỹ thuật mang tính xúc tác của UNICEF thông qua các khóa tập huấn, phiên tòa giả định, hồ sơ vụ án mẫu, đã được Học viện Tư pháp tiếp quản, thể chế hóa, mang lại kết quả bền vững, trên quy mô lớn...

"Khóa tập huấn Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới giúp các kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư tương lại hiểu được những trở ngại chính mà phụ nữ và trẻ em gặp phải khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, những định kiến giới, những điều lầm tưởng về bạo lực giới, cũng như những thực hành mang tính phân biệt đối xử về giới mà ai cũng có thể mắc phải một cách vô thức. Trên cơ sở đó, lớp tập huấn giúp học viên nắm vững các quy định hiện hành của pháp luật cần được vận dụng, đồng thời trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết, những biện pháp thiết thực để giúp phụ nữ và trẻ em vượt qua những trở ngại đó để tham gia hiệu quả vào quá trình tố tụng", bà Trúc nói.

Tin cùng chuyên mục

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.