Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội

(PLVN) - Trợ giúp pháp lý hiện là dịch vụ công thiết yếu. Trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo, thời gian tới cần phát huy vai trò của trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội...

Toàn quốc có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với 707 trợ giúp viên pháp lý - đội ngũ nòng cốt cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân.

Nhiều năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã và đang nỗ lực không ngừng cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí trong hàng triệu vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể cho người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, trẻ em và các nhóm người yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội.

Với những kết quả đã đạt được, trợ giúp pháp lý đã thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững…

Công tác trợ giúp pháp lý đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với việc ban hành Luật Trợ giúp pháp lý và giao nhiệm vụ cho công tác này tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024 đã đánh giá công tác trợ giúp pháp lý thời gian qua được triển khai với nhiều phương thức đa dạng, góp phần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội. Tổng Bí thư đồng thời chỉ đạo, thời gian tới cần “phát huy vai trò của trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội”.

Việc phát huy vai trò trợ giúp pháp lý trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là cơ hội để trợ giúp pháp lý nâng cao và phát huy vai trò, vị thế của mình trong gắn kết an sinh xã hội, góp phần đảm bảo bảo vệ quyền con người, quyền công dân, theo tinh thần của Hiến pháp.

Bộ Tư pháp đã và đang tích cực triển khai và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để cụ thể hóa, hiện thực hóa những chỉ đạo trên.

Tại kỳ họp thứ 8 khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên (vào ngày 30/11/2024) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi vào ngày 28/11/2024), sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng thêm nhiều diện người được trợ giúp pháp lý miễn phí so với trước đây: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng, người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng, phạm nhân” (theo Luật Tư pháp người chưa thành niên, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026); Nạn nhân của hành vi mua bán người, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân (theo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025).

Việc mở rộng người thuộc diện được trợ giúp pháp lý vừa đáp ứng thực tiễn nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, không có khả năng tiếp cận dịch vụ pháp lý có thu phí, kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi họ có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin của người dân về các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Thêm nhiều diện đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí. Ảnh minh hoạ
Thêm nhiều diện đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí. Ảnh minh hoạ

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, vào ngày 27/11/2024, trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 (trợ giúp pháp lý đều có nội dung hoạt động trong các Chương trình mục tiêu quốc gia này), Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 2 Chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.

Có thể nói rằng, việc sửa Luật Trợ giúp pháp lý để mở rộng thêm diện người được trợ giúp pháp lý miễn phí và đưa nội dung trợ giúp pháp lý vào đề xuất 2 Chương trình mục tiêu quốc gia mới bên cạnh 3 Chương trình mục tiêu quốc gia hiện tại đã có nội dung trợ giúp pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác trợ giúp pháp lý.

Thời gian tới, Cục Trợ giúp pháp lý tiếp tục tham mưu tổ chức triển khai đạt các kết quả tích cực hơn nữa chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.