Buổi làm việc còn có sự tham dự của ông Hồ Quang Huy Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC và TDTHPL.
Về phía UBND TP. Đà Nẵng, có ông Trần Chí Cường Phó Chủ tịch UBND thành phố; bà Trần Thị Kim Anh, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố cùng với đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện Lãnh đạo Phòng chuyên môn trên địa bàn.
Đà Nẵng với những kết quả được ghi nhận
Đoàn công tác và phía Đà Nẵng cùng làm việc, trao đổi các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gồm: An toàn thực phẩm (phạm vi: việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm); Quản lý thuế (phạm vi: việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử); Xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm (phạm vi: việc thi hành Luật Xuất bản); Kiểm tra tình hình tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại thành phố Đà Nẵng; nắm bắt kịp thời, chấn chỉnh những tồn tại trong việc tổ chức, thực hiện các công tác này; Thông tin, trao đổi cụ thể về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền đối với một số văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của TP. Đà Nẵng.
Đối với kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL) và tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn, Đà Nẵng nêu bật những ưu điểm và kết quả đạt được đáng mong đợi. Đơn cử như việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật cũng đã đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch.
Buổi làm việc còn có sự tham dự của ông Hồ Quang Huy Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC và TDTHPL. Về phía UBND TP. Đà Nẵng, có ông Trần Chí Cường Phó Chủ tịch UBND thành phố; bà Trần Thị Kim Anh, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố cùng với đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện Lãnh đạo Phòng chuyên môn trên địa bàn. |
Bên cạnh đó, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố, Sở Tư pháp tham mưu UBND thành phố dự kiến tổ chức 1 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác TDTHTHPL cho khoảng 150 công chức tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã trong Quý III/2024. Trên cơ sở các nội dung triển khai, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch TDTHTHPL của Chủ tịch UBND thành phố, 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã ban hành Kế hoạch TDTHTHPL thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của đơn vị, địa phương.
Đối với công tác phối hợp TDTHTHPL trên địa bàn được thực hiện đảm bảo nguyên tắc TDTHTHPL, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định. Ngoài ra, từ kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát và thu thập thông tin, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành các Kết luận kiểm tra đề nghị các cơ quan, đơn vị được kiểm tra xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác TDTHTHPL.
Đoàn Công tác làm việc về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản Quy phạm pháp luật và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật 2024. |
Để khắc phục được những hạn chế đó, đại diện phía Đà Nẵng thông tin, tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã trên địa bàn thành phố đều bố trí 1 công chức phụ trách công tác TDTHTHPL nói chung. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí 1 công chức phụ trách công tác pháp chế (trong đó có công tác TDTHTHPL); Thanh tra Sở thường xuyên phối hợp trong việc TDTHTHPL. Các Chi cục trực thuộc Sở. Đối với lĩnh vực quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử: Sở Công Thương giao Phòng Quản lý Thương mại là cơ quan chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử thuộc phạm vi quản lý…
Bên cạnh những ưu điểm tích cực, Đà Nẵng thừa nhận, tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành trên địa bàn còn tồn tại nhiều nguyên nhân hạn chế. Nguyên nhân được chỉ ra, do thể chế liên quan đến công tác phối hợp thực hiện công tác TDTHTHPL chưa gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác TDTHTHPL. Phạm vi, lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật rộng, trong khi cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ngành dọc, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc thực hiện hoạt động theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc tổng hợp đầy đủ số liệu, đánh giá toàn diện tình hình theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố.
Ông Châu Thanh Việt, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng báo cáo tại buổi làm việc |
Lắng nghe để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện pháp luật
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, việc kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành nhằm mục đích: Thứ nhất, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh nói chung; trách nhiệm quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 (an toàn thực phẩm; quản lý thuế; xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm) trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Thứ hai, nắm bắt thông tin về thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm; quản lý thuế; xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh; làm rõ những bất cập, vướng mắc của quy định pháp luật, vướng mắc, hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là cơ chế phối hợp trong các lĩnh vực có tính chất quản lý liên ngành như an toàn thực phẩm, thuế, xuất bản; phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quy định và thi hành pháp luật trong các lĩnh vực này.
Thứ ba, kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh thông tin về mục đích việc kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024. |
Đối với việc kiểm tra công tác công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đánh giá tình hình tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại TP. Đà Nẵng; nắm bắt kịp thời, chấn chỉnh những tồn tại trong việc tổ chức, thực hiện các công tác này; đồng thời, thông tin, trao đổi về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền đối với một số văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của TP. Đà Nẵng; kiến nghị địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thời gian tới.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung của TP. Đà Nẵng, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành, triển khai các quyết định của Chính phủ cũng như của Bộ Tư pháp về việc theo dõi thi hành pháp luật.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung của TP. Đà Nẵng, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành, triển khai các quyết định của Chính phủ cũng như của Bộ Tư pháp về việc theo dõi thi hành pháp luật. |
Những tồn tại hạn chế như điều kiện cho công tác thi hành pháp luật của đội ngũ thực hiện từ xa; tiêu chuẩn bằng cấp đối với cán bộ pháp chế, chế độ chính sách… cũng được Thứ trưởng chỉ ra, nhằm giúp Đà Nẵng nhìn nhận để nâng cao chất lượng, cũng như tiến độ thực hiện kế hoạch.
Về phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thứ trưởng cho rằng do Thành phố chưa ban hành Quy chế liên quan đến phối hợp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật nên chưa gắn được trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Do đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ngành dọc, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc tổng hợp đầy đủ số liệu, đánh giá toàn diện tình hình theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố.
Thứ trưởng yêu cầu thành phố Đà Nẵng rà soát, hoàn thiện và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP ban hành để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và tính chính xác trong căn cứ pháp lý của văn bản. Tăng cường thanh tra công vụ, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; quản lý thuế; xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; quan tâm kiện toàn tổ chức, biên chế và tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác theo quy định.
Đồng thời, cần xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc vi phạm, cũng như xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền, cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ.
Liên quan đến công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL,
Thứ trưởng đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó lưu ý một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; Công văn số 825-CV/ BCSĐ ngày 19/7/2024 cua Ban cán sự đảng bộ Tư pháp về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ trưởng cũng nêu những kiến nghị cụ thể đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Thứ trưởng đề nghị Thành phố chú trọng kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng của đội ngũ công chức làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác pháp chế; tăng cường trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng văn bản; tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa Sở Tư pháp và các sở, ngành trong soạn thảo, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Khắc phục triệt để tình trạng tham mưu, ban hành văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.
Các ý kiến đề xuất của UBND thành phố Đà Nẵng, các cơ quan chuyên môn của UBND được Thứ trưởng và Đoàn công tác ghi nhận để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền.