Ngày xuân, đi hội, lễ chùa… bằng nhấp chuột

Đi lễ hội qua internet được nhiều người chọn lựa trong ngày xuân năm nay.
Đi lễ hội qua internet được nhiều người chọn lựa trong ngày xuân năm nay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để phòng tránh dịch bệnh, nhiều địa phương không tổ chức các lễ hội, hạn chế mở cửa nơi thờ tự, nhiều người dân đã đi hội, lễ chùa, “chu du” khắp Việt Nam và thế giới… bằng nhấp chuột.

“Nhấp chuột” để thắp hương

Phong tục ngày Tết là đi chùa - tục lệ đầu năm mới này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam bởi đây là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về các gia đình đã chọn cho mình những ngày đi lễ chùa đầu năm nhằm để ước nguyện mọi điều tốt đẹp.

Trước đây, cứ đầu xuân tới rằm tháng Giêng, các chùa chiền trong Nam, ngoài Bắc lại nhộn nhịp. Nhưng năm nay phòng chống dịch COVID-19, nhiều nơi thờ tự tâm linh đóng cửa, nhiều phật tử đã chuyển sang đi lễ chùa online. Tại các ngôi chùa online, các phật tử có cảm giác như đi lễ chùa thật. Từ ban chính diện với hình ảnh quen thuộc 5 pho tượng lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh được chính điện cổ kính cho đến bài vị, lư hương bằng đồng được chạm khắc hoa văn tinh xảo cùng những ngọn nến lấp lánh... Tất cả đều toát lên vẻ tôn kính trang nghiêm, khiến bất cứ ai ghé thăm cũng đều kính cẩn mỗi khi chiêm bái. Khách thập phương ghé thăm chùa được chào đón với những âm thanh đặc trưng của tiếng chuông chùa, bài niệm Phật, tụng kinh. Chúng cũng được cài đặt sẵn khiến không gian càng tăng thêm phần tôn nghiêm.

Không gian ngôi chùa ảo được thiết kế 3D gồm 7 ban thờ khác nhau, được đánh dấu thứ tự theo từng trang. Theo đó, các phật tử online lần lượt click chuột vào từng trang để mở ra những phòng thờ cần làm lễ. Những ban thờ này đều được thiết kế 3D với những hình ảnh động nên đem đến cho khách thập phương cảm giác y như thật về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại đây, các ban thờ, các tượng Phật được thiết kế như một ngôi chùa thật. Tại ngôi chùa ảo, các phật tử có thể tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng pháp… Nhấp chuột vào chuyên mục chùa, người xem có thể chọn nghe nhiều loại kinh từ kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ đến Chú Đại Bi… Phần Audio có đủ âm nhạc, truyện, triết học Phật giáo và các bài thuyết pháp. Mọi nghi lễ được đơn giản hóa như nghi lễ thắp hương quen thuộc cũng được gói gọn bằng một thao tác kích chuột vào hai chữ “thắp hương” ở ngay dưới giao diện của ngôi chùa. Chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn lập tức những đốm đỏ trên đầu que hương bật sáng, kèm theo đó là khói hương tỏa ra nghi ngút.

Không gian chùa online được thiết kế như không gian thực.

Không gian chùa online được thiết kế như không gian thực.

Những ngày đầu năm, số lượt người truy cập vào các trang chùa online để thăm viếng ngôi “chùa ảo” càng tăng. Nhiều người đã dùng ứng dụng ví điện tử để công đức, quyên góp hoặc mở lễ cúng dường tam bảo. Các phật tử không cần đến chùa, có thể ngồi ở nhà nhận lễ cầu an.

Phật tử Nguyễn Thanh Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) 72 tuổi chia sẻ: “Đầu năm, được các con hướng dẫn đi lễ chùa ảo, tôi niệm phật, nghe giảng pháp, thấy lòng thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn. Tôi cũng hướng dẫn các phật tử đi chùa ảo để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong bối cảnh toàn gia đình, xã hội phòng chống dịch bệnh. Tôi cũng mong dịch bệnh sớm qua mau để các phật tử như tôi được đi lễ, viếng thăm chùa trực tiếp”.

Du xuân, đi hội qua màn ảnh nhỏ

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, trong không khí rộn ràng của đất trời và lòng người, mừng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển; các làng quê Bắc Bộ lại nô nức, tưng bừng mở hội đón xuân.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam lại có số lượng lễ hội phong phú, đa dạng và trải dài các mùa trong năm như lễ hội của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu, đặc trưng riêng và gắn liền với những sự kiện lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước.

Hội làng truyền thống của các làng xã thường gắn liền với hội đình, đền, chùa và xưa được gọi là vào đám. Trong các lễ hội đình, đền bao giờ cũng có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nhiều tục như tế lễ, rước sách, thành hoàng làng, mà trong tâm thức dân gian đó là vị thần bản mệnh coi sóc, che chở cho cộng đồng làng xã mình.

Để vơi bớt nỗi nhớ quê, các gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Để vơi bớt nỗi nhớ quê, các gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Hầu như phần lễ trong lễ hội nào cũng là nghi thức quan trọng nhất, thể hiện đậm đặc, rõ nét nhất ý nghĩa tâm linh, tôn vinh, ngưỡng vọng đối với các danh nhân được tôn thờ. Ở nhiều lễ hội đã diễn lại các tích truyện, tái hiện sinh động công trạng của danh nhân.

Bên cạnh đó, những hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian tiêu biểu như đánh đu, thi thổi cơm, dệt vải hay những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ như đấu vật, kéo co… cũng thể hiện sự gắn kết cộng đồng làng xã, tạo sự phong phú cho lễ hội dân gian vùng quê Bắc Bộ.

Các hội làng, sau phần lễ là đến phần hội, các làng tổ chức các tục trò chơi dân gian và các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể thao như; Tuồng, chèo, hát Quan họ, thi đấu vật, bơi chải... để nhân dân vui chơi giải trí sau những mùa vụ lao động vất vả. Có làng còn có tục thi nấu cỗ nổi tiếng. Cỗ ở đây có cả cỗ mặn và cỗ chay được các bà, các chị nấu nướng rất ngon và bài trí rất đẹp, mang nhiều nghĩa. Hội thi nấu cỗ đã phản ánh những nét văn hóa ẩm thực tinh tế, độc đáo của người dân.

Dịch bệnh đã khiến các làng quê, phố thị ở miền Bắc hạn chế tổ chức lễ hội. Nỗi nhớ trống hội, những màn rước kiệu, câu hát, điệu múa dân gian day dứt với nhiều người con sinh ra từ làng quê, phố thị. Tuân thủ giãn cách xã hội cũng như nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhiều người dân đã vơi nỗi nhớ lễ hội truyền thống đầu xuân, vơi bớt nỗi nhớ quê hương bằng cách cùng gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Anh Nguyễn Xuân Nam tâm sự: “Cái khó ló cái khôn”, cả gia đình tôi không đi du xuân, lễ hội trực tiếp. Thay vào đó, chúng tôi đi lễ hội, du xuân online. Từ mùng 1 Tết đến nay, gia đình chúng tôi “chu du” 10 tỉnh, thành và “tham gia” gần 20 lễ hội xuân của quê mình và các miền quê khác. Du lịch, lễ hội xuân online, các con tôi thêm hiểu, thêm yêu lịch sử, giá trị văn hóa, không khí lễ hội, Tết cổ truyền dân tộc Việt. Gia đình tôi càng thêm gắn kết, yêu thương nhau.

Không thể “bay” đi du lịch nước ngoài, một số gia đình đã chọn giải pháp ở nhà đi du lịch qua các chương trình trên màn ảnh nhỏ, nền tảng số hay mạng xã hội. Họ có thể chọn cho mình đi du lịch miễn phí ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chỉ qua nhấp chuột, lướt đầu ngón tay.

Chị Vân Dung (35 tuổi, Hà Nội) hào hứng khoe: “Tết năm nay phòng chống dịch bệnh, tôi và gia đình chỉ chúc Tết qua điện thoại chứ không đi đâu. Thời gian còn lại, tôi và gia đình đã “đi” du lịch 5 nước: Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Ý, “tham quan” rất nhiều danh lam thắng cảnh và biết được nhiều văn hóa, thói quen của người dân 5 nước đó. Các con tôi rất hào hứng hứa học ngoại ngữ, học trên lớp thật giỏi sau này có cơ hội được khám phá trực tiếp ở những quốc gia trên thế giới”.

Ngày xuân, nhiều người đã “đi” tham quan “du lịch 0 đồng online” với nhiều tour du lịch nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc như: TP Đà Lạt mộng mơ (Lâm Đồng), tuyệt tác Gành Đá Đĩa ở xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh (Phú Yên), thác Bản Giốc hùng vĩ (Cao Bằng)…

Tour du lịch ảo khám phá Mộc Châu tại Tây Bắc mang đến cho du khách những trải nghiệm như thật với những địa danh đã số hóa trong môi trường 3D như thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng… Hay tour thực tế ảo tham quan hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) đưa du khách đi xuyên qua những hang động với hình ảnh 360 độ sắc nét và hệ thống âm thanh gắn liền với các cảnh quan. Sản phẩm này đã được trang báo nổi tiếng The Guardian (Anh) đánh giá nằm trong top 10 tour thực tế ảo đáng tham quan nhất thế giới qua màn ảnh...

Trước đó, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch đã ra mắt bộ sản phẩm “Ở nhà cùng Việt Nam” giúp du khách có thể khám phá những điểm đến nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực và văn hóa hấp dẫn của Việt Nam. Thông qua hình thức tham quan và tương tác 360 độ, du khách quốc tế như đang được tận hưởng một chuyến du lịch trực tiếp tại Việt Nam như: tham quan các di sản nổi tiếng được UNESCO công nhận tại Việt Nam; tìm hiểu những công thức nấu món ăn nổi tiếng của Việt Nam và thử nấu tại nhà một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là các hoạt động khám phá văn hóa như: tô màu tranh du lịch Việt Nam theo phong cách cổ điển; khám phá du lịch Việt Nam qua chuỗi video clip; thưởng thức văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật truyền thống…

“Việt Nam - đi để yêu” là chương trình truyền thông du lịch Việt Nam trên nền tảng số YouTube. “Việt Nam - đi để yêu” có sự góp mặt của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trong giới trẻ và lượng theo dõi lớn như Hoa hậu H’Hen Niê, Chan La Cà, Khoai Lang Thang, Helly Tống, Fly Around Vietnam… Mỗi nhà sáng tạo nội dung YouTube đóng vai trò như một “thuyết minh viên du lịch trực tuyến” khám phá vẻ đẹp văn hóa, ẩm thực, con người và thiên nhiên Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

Kiên Giang tăng cường khai thác công nghiệp văn hóa

Những show diễn nghệ thuật mang đậm văn hóa dân gian đã ghi dấu ấn và khẳng định được thương hiệu riêng vốn có của vùng đất Phú Quốc.
(PLVN) - Kiên Giang đang tích cực khai thác các thế mạnh sẵn có để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Điều này không chỉ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị nghệ thuật và xã hội cao.