Ngày càng nhiều bóng hồng tỏa sáng trên chính trường

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu nữ Quốc hội khoá XIV.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu nữ Quốc hội khoá XIV.
(PLVN) - Trên thế giới cách đây 25 năm, không nhiều quốc gia hình dung trong bộ máy chính trị gia của mình sẽ có nữ giới hoặc nếu có thì sẽ chiếm tỷ lệ rất thấp cho đủ lệ bộ. Ở Việt Nam cũng vậy, quan niệm xưa cũ “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” đã cản trở sự đóng góp cho xã hội của rất nhiều người phụ nữ. Nhưng nay, mọi sự đã khác….

Tỷ lệ nữ bộ trưởng trên thế giới đang ở mức cao nhất mọi thời đại

Thời gian gần đây, thời sự quốc tế đang dành nhiều sự quan tâm cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. Joe Biden là ứng cử viên của Đảng Dân chủ đang cạnh tranh quyết liệt với Tổng thống Donald Trump. Ông Joe Biden khẳng định sẽ chọn một người phụ nữ làm phó cho mình trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Ngay sau tuyên bố của ông Joe Biden, CNN đã lên danh sách 10 nhân vật nữ quyền lực mà chính trị gia 78 tuổi này có thể chọn làm phó tướng. 10 nhân vật nữ  trong danh sách toàn là những bóng hồng nổi danh trên chính trường và cá biệt trong số họ còn có người nổi danh cả trên chiến trường như bà Tammy Duckworth đến từ miền Trung Tây, bang Illinois.

Nếu bà Tammy Duckworth được ông Biden lựa chọn làm phó tướng, bà sẽ trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành nhân vật nổi tiếng ở vũ đài chính trị của Hoa Kỳ. Và thông tin về chiếc trực thăng Blackhawk mà bà lái trong cuộc chiến ở Iraq đã bị trúng lựu đạn tên lửa khiến bà bị mất cả hai chân và toàn bộ cánh tay phải khiến câu chuyện cá nhân của bà lại càng trở nên ly kỳ hơn.

Mới đây, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vừa công bố Bản đồ Phụ nữ tham chính năm 2020 cho thấy, phụ nữ có xu hướng tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống chính trị-xã hội của các nước. Hay nói cách khác, thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng và trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ đang trở thành những nhà lãnh đạo.

Hiện 20 quốc gia có phụ nữ làm nguyên thủ quốc gia và chính phủ. Từ ngày 1/1/2020, 6,6% nguyên thủ quốc gia được bầu là phụ nữ (10/152) và 6,2% nữ lãnh đạo chính phủ (12/193). Tuy nhiên, hơn một nửa nữ lãnh đạo đến từ các nước châu Âu. Gần như tất cả các chính phủ ở các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy đều do phụ nữ đứng đầu.

3 nữ nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ đang tại vị ở châu Mỹ, 3 người ở châu Á (Bangladesh, Nepal, Singapore), 1 người ở châu Phi (Ethiopia) và 1 người ở Thái Bình Dương (New Zealand). Không có quốc gia nào trong khu vực các quốc gia Arab có phụ nữ đứng đầu chính phủ.

Nổi bật trong số phụ nữ là nguyên thủ là bà Angela Merkel, 66 tuổi, Thủ tướng Đức. Bà Merkel tiếp tục trở thành người đứng đầu bảng xếp hạng 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019 của tạp chí Forbes (Mỹ). Từ năm 2005 đến nay, bà đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức, điều hành nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Bà Merkel có lập trường mở cửa với người di cư và luôn nỗ lực để đưa Đức trở thành quốc gia có vai trò dẫn đầu tại châu Âu. Không chỉ vừa có nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới, Phần Lan còn là nước hiện có 5 phụ nữ giữ cương vị cao nhất.

Bản đồ Phụ nữ tham chính năm 2020 cũng cho thấy, tỷ lệ nữ bộ trưởng trên thế giới cũng ở mức cao nhất mọi thời đại với 21,3% (851/4.003), cao hơn 7,1% so với năm 2005 (14,2%). Hầu hết các nữ bộ trưởng quản lý về các vấn đề đầu tư, môi trường, các vấn đề gia đình và xã hội.

Phụ nữ hiện chiếm 50% ở các vị trí bộ trưởng tại 14 quốc gia, cụ thể là Tây Ban Nha (66,7%); Phần Lan (61,1%); Nicaragua (58,8%); Colombia (57,9%); Áo (57,1%); Peru (55%); Thụy Điển (54,5%); Rwanda (53,6%); Albania (53,3%); Pháp (52,9%), còn ở Andorra, Canada, Costa Rica, Guinea-Bissau đều 50%.

Phụ nữ tham gia chính trường – môi trường xã hội được hưởng lợi

Năm nay, thế giới kỷ niệm 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (gọi tắt là Tuyên bố và Cương lĩnh), một trong những văn kiện toàn diện nhất về quyền của phụ nữ. Cách đây 25 năm, không nhiều quốc gia hình dung trong bộ máy chính trị gia của mình sẽ có nữ giới hoặc nếu có thì sẽ chiếm tỷ lệ rất thấp cho đủ lệ bộ. Nhưng nay, mọi sự đã khác….

Sau 25 năm thực hiện Tuyên bố Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, tỷ lệ phụ nữ trung bình trong quốc hội trên toàn cầu là 25%, tăng gấp đôi so với năm 1995. Tỷ lệ nữ chủ tịch quốc hội trên thế giới là 20,5% vào năm 2020. Con số này gấp đôi so với 25 năm trước. Rwanda là cơ quan lập pháp thân thiện với nữ giới nhất với tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội chiếm tới gần 64%. Xếp vị trí kế tiếp là Cuba (53,2%) và Bolivia (53,1%).

Các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbe cũng có thêm 4 nước trong top 10 là Mexico (48,2%), Grenada (46,7%), Nicaragua (45,7%) và Costa Rica (45,6%). Các nước còn lại trong top 10 có 2 quốc gia châu Phi khác là Namibia (46,2%) và Nam Phi (42,7%). Thụy Điển hiện có 46,1% nữ giới trong quốc hội. Năm 2019, lần đầu tiên 7 quốc gia đã bầu nữ chủ tịch quốc hội là Andorra, Belarus, Congo, Indonesia, Kazakhstan, Malawi và Togo. 

Thực tế cho thấy, quốc hội nào có nhiều phụ nữ tham gia thì nhiều chính sách, pháp luật được xây dựng để bảo vệ con người và môi trường hơn ở những quốc hội có ít đại diện là nữ. Đặc biệt, phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề của phụ nữ và trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. 

Tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội các nước Bắc Âu đứng đầu thế giới với 42,3% khiến khu vực này luôn chiếm thứ hạng cao về chỉ số quyền lực của phụ nữ và bình đẳng giới. Các nước khu vực này luôn tích cực xây dựng và phát triển bộ máy quốc gia chuyên trách trong chính phủ về bình đẳng giới hoặc về sự tiến bộ của phụ nữ với các mô hình khá đa dạng như Bộ Bình đẳng giới hoặc phụ trách về lĩnh vực bình đẳng giới (Phần Lan, Na Uy...), Thanh tra bình đẳng giới (Phần Lan, Thụy Điển...). 

Tiếp sau Bắc Âu là châu Mỹ (30,3%), phần còn lại của châu Âu (26,5%), châu Phi cận Sahara (23,8%), châu Á (19,7%) và các quốc gia Arab (18,7%) tụt xuống dưới mức trung bình toàn cầu. Các quốc gia Thái Bình Dương có thành tích tệ nhất với 15,5% nữ giới trong quốc hội.

Phụ nữ Việt Nam đang ở đâu?

Kỷ niệm 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh nên năm 2020 cũng được coi là năm bản lề để thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn thế giới. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể tự hỏi: Phụ nữ Việt Nam đang ở đâu?

Tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ rõ rệt đã đạt được về quyền và sự lãnh đạo của phụ nữ trong một số lĩnh vực, đáng chú ý nhất là quyền tiếp cận giáo dục, cải thiện sức khỏe bà mẹ, sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động và tăng cường khung pháp lý và thể chế về bình đẳng giới. 

Qua Báo cáo Quốc gia rà soát và kiểm điểm 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh, Việt Nam đã đạt được thành tựu về nâng cao quyền năng của phụ nữ. Hiện Việt Nam có 1 nữ Chủ tịch Quốc hội, 1 nữ Phó Chủ tịch nước, 14/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ lãnh đạo chủ chốt. Tỷ lệ nữ làm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt 26,54%....

Tuy nhiên, với quan niệm xưa cũ và định kiến “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, trong nhiều lĩnh vực, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự thụt lùi và tiến bộ rất chậm.

Đơn cử như, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội nhưng vẫn có tới 72,7% đại biểu Quốc hội là nam giới và hiện nay không có nữ bộ trưởng nào. 

Vẫn tồn tại khoảng cách (13%) về tiền lương giữa nam giới và nữ giới và lao động nữ chủ yếu vẫn làm các công việc được trả lương thấp trong khu vực phi chính thức nằm ngoài phạm vi của Bộ luật Lao động và không được tiếp cận với các dịch vụ bảo trợ xã hội.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn chiếm tỷ lệ cao (58% phụ nữ từng kết hôn đã từng bị bạo lực trong đời); và vẫn tồn tại tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (112 bé trai/100 bé gái).

Tính trung bình, số lượng phụ nữ đảm nhận những công việc chăm sóc và việc nhà nhiều gấp ba lần so với nam giới đồng nghĩa với việc họ phải làm việc thêm ít nhất 2 giờ mỗi ngày….

Việt Nam đang đối mặt với những thử thách rất lớn nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể vượt qua những thử thách này. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc giai đoạn 2020-2021, có thể nói Việt Nam đã và đang có những cơ hội hợp tác quan trọng để thể hiện vai trò đi đầu của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực và thế giới. 

Tin rằng, trong tương lai nhiều phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam sẽ tự hào tuyên bố: Tôi là thế hệ bình đẳng! 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.