Ngày 4/10 có 5.383 ca COVID-19 mới, 27.683 người khỏi bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết ngày 4/10 có 5.383 ca mắc mới COVID-19 tại 37 tỉnh, thành phố, TP HCM vẫn nhiều nhất với 2.490 ca. Trong ngày có 27.683 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Tính từ 17h ngày 3/10 đến 17h ngày 04/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.383 ca nhiễm mới, trong đó, có 1 ca nhập cảnh và 5.382 ca ghi nhận trong nước (tăng 15 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 2.690 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (2.490), Bình Dương (1.210), Đồng Nai (701), An Giang (222), Sóc Trăng (118), Long An (90), Kiên Giang (69), Khánh Hòa (53), Tiền Giang (52), Bình Thuận (48), Cà Mau (36), Hà Nam (36), Đồng Tháp (33), Cần Thơ (27), Bà Rịa - Vũng Tàu (25), Tây Ninh (20), Quảng Bình (18), Quảng Ngãi (17), Bình Định (14), Ninh Thuận (12), Bến Tre (12), Trà Vinh (10), Nghệ An (10), Quảng Trị (9), Bạc Liêu (9), Hà Nội (8 ), Đắk Nông (8 ), Vĩnh Long (7), Phú Yên (5), Nam Định (3), Thanh Hóa (2), Bắc Ninh (2), Phú Thọ (2), Bắc Giang (1), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Gia Lai (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-123), Bình Dương (-73), Tây Ninh (-34).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (118), An Giang (75), Tiền Giang (39). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 6.835 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 813.961 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.269 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 809.375 ca, trong đó có 716.301 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.

Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (400.003), Bình Dương (216.853), Đồng Nai (51.364), Long An (32.857), Tiền Giang (14.172).

Về tình hình điều trị bệnh nhân, (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn), bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 27.683.. Tổng số ca được điều trị khỏi là 721.480.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.144 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ là 4.061, thở ô xy dòng cao HFNC là 1.042, thở máy không xâm lấn là 163, thở máy xâm lấn là 84, ECMO là 24.

Trong ngày ghi nhận 130 ca tử vong tại TP HCM (93), Bình Dương (20), Long An (5), Đồng Nai (5), An Giang (3), Cà Mau (1), Vĩnh Long (1), Đà Nẵng (1), Tiền Giang (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 149 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.845 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 137.140 xét nghiệm cho 297.586 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.160.389 mẫu cho 54.311.296 lượt người.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 03/10 có 859.182 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 45.496.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 34.622.194 liều, tiêm mũi 2 là 10.873.929 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện xét nghiệm, cách ly phòng chống dịch COVID-19 với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ (Công văn số 8318/BYT-DP ngày 03/10/2021 của Bộ Y tế).

Bộ Y tế xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch bệnh COVID-19 phục vụ kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV với các nhiệm vụ: Bảo đảm phòng chống dịch bệnh, dịch COVID-19; bảo đảm vệ sinh môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm cấp cứu, khám chữa bệnh; bảo đảm đáp ứng cấp cứu khẩn cấp các tình huống thảm họa, khủng bố hóa học, sinh học.

TP HCM: Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch tổ chức hoạt động xét nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hoạt động xét nghiệm sẽ tập trung cho việc giám sát phát hiện các ca bệnh mới, điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ các khu vực nguy cơ.

TP Hà Nội:

Đến nay liên quan đến chùm ca bệnh tại BV Việt Đức có 41 ca mắc liên quan, trong đó: TP Hà Nội (33), Nam Định (4), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1). Có 18 trường hợp là người nhà bệnh nhân, 17 trường hợp là bệnh nhân, 5 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 01 trường hợp khác lây nhiễm liên quan.

Trong thời gian qua, cơ quan y tế TP Hà Nội đã lấy 16.850 mẫu xét nghiệm, trong đó 15.478 mẫu có kết quả, 33 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả.

Để giải tỏa và làm sạch bệnh viện, BV Việt Đức dự kiến phối hợp cùng các cơ quan liên quan để để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện ĐK Đức Giang.

Tin cùng chuyên mục

Bé B.M đang được các bác sĩ điều trị tích cực tuy nhiên tiên lượng vẫn rất nặng nề. Ảnh: BVCC

Dốc ngược trẻ khi sơ cứu đuối nước là sai cách

(PLVN) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống thành công trẻ 9 tuổi bị đuối nước nguy kịch. Đáng chú ý, dù được mọi người hướng dẫn bế dốc ngược trẻ lên chạy để nước chảy ra nhưng 2 thầy dạy bơi đã nhanh chóng hồi sức tim phổi đúng cách cho trẻ góp phần giúp trẻ thoát khỏi cửa tử.

Đọc thêm

Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm tại bếp ăn mô hình điểm ATTP. Ảnh: vfa.gov.vn
(PLVN) - Ngày 8/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản.

4 bệnh nhi bị tay chân miệng nặng, bác sĩ khuyến cáo biểu hiện cần đưa gấp trẻ tới viện

Trẻ Ng. T. Đ. 17 tháng, nam chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được điều trị tích cực thở máy, lọc máu liên tục, truyền IVIG, milrinone. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ lưu ý, khi thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, đồng thời xuất hiện một trong các triệu chứng: giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông (vân tím), xanh tái, lơ mơ, co giật…, phụ huynh hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện.

Hơn 1 triệu người có nguy cơ với COVID-19 tại TP HCM

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP HCM đã tiến hành rà soát và lập danh sách cho 165.645 người thuộc nhóm người nguy cơ, nâng tổng số người nguy cơ đang được quản lý đến thời điểm hiện tại là 1.071.452 người.

Thu hồi lô mỹ phẩm kem chống nắng

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc lô kem chống nắng Coverderm Filteray Face Plus SPF 50+ Normal Tinted (Cool Beige).

Chuyên gia nhận định nguyên nhân khiến 1 người tử vong, 2 người nguy kịch khi ngủ trong ô tô

Hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  TS.BS Lê Lan Phương, PT Giám đốc Trung tâm HSTC, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, khi bật điều hòa xe ô tô để ngủ trong khi đóng kín cửa xe sẽ làm sản sinh một lượng lớn khí CO và CO2 ra môi trường xung quanh. Khí này tiếp tục được điều hòa hút vào trong khiến những người ngủ bên trong xe bị ngạt khí.