Ngày 26/4, ghi nhận 8.431 ca mắc COVID-19 mới tại 56 tỉnh, thành phố

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 26/4 của Bộ Y tế cho biết có 8.431 ca mắc COVID-19 mới tại 56 tỉnh, thành phố; Số ca khỏi nhiều gần gấp 3 lần số mắc mới. 

Tính từ 16h ngày 25/4 đến 16h ngày 26/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.431 ca nhiễm mới, tất cả đều ghi nhận trong nước (tăng 1.014 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 6.341 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (937), Phú Thọ (702), Quảng Ninh (408), Yên Bái (382), Nghệ An (381), Vĩnh Phúc (351), Lào Cai (338), Hải Dương (326), Đắk Lắk (268), Tuyên Quang (265), Bắc Kạn (262), Bắc Giang (247), Thái Bình (229), Gia Lai (228), Thái Nguyên (215), Cao Bằng (203), Nam Định (202), Hưng Yên (175), Quảng Bình (158), Sơn La (158), Hòa Bình (137), Ninh Bình (137), Lai Châu (128), Hà Giang (128), Bắc Ninh (125), Hà Tĩnh (116), Đà Nẵng (107), Quảng Trị (103), Đắk Nông (91), Vĩnh Long (86), Quảng Nam (82), Lạng Sơn (79), Tây Ninh (78), Điện Biên (77), Hà Nam (68), TP. Hồ Chí Minh (64), Thanh Hóa (53), Hải Phòng (43), Bình Dương (42), Bình Phước (37), Bà Rịa - Vũng Tàu (34), Cà Mau (32), Bình Định (31), Bình Thuận (22), Bến Tre (17), Long An (16), Phú Yên (13), Cần Thơ (13), Thừa Thiên Huế (12), An Giang (10), Kiên Giang (5), Bạc Liêu (5), Hậu Giang (2), Đồng Nai (1), Trà Vinh (1), Kon Tum (1).

Ngày 26/4/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 40.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (-124), Hải Dương (-68), Thái Nguyên (-63).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (+209), Bắc Giang (+195), Đắk Lắk (+108).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.212 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.620.203 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.357 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.612.454 ca, trong đó có 9.113.408 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.582.620), TP. Hồ Chí Minh (608.112), Nghệ An (480.366), Bắc Giang (384.856), Bình Dương (383.281).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 23.465 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.116.225 ca

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 620 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 508 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 47 ca, thở máy không xâm lấn: 12 ca, thở máy xâm lấn: 52 ca, ECMO: 1 ca.

Từ 17h30 ngày 25/4 đến 17h30 ngày 26/4 ghi nhận 8 ca tử vong tại: Đắk Lắk (3), An Giang (1), Hà Tĩnh (1), Phú Thọ (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 8 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.029 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.493.305 mẫu tương đương 85.792.898 lượt người, tăng 1.454 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 25/4 có 461.627 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 213.061.726 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.827.474 liều: Mũi 1 là 71.435.780 liều; Mũi 2 là 68.619.646 liều; Mũi 3 là 1.505.852 liều; Mũi bổ sung là 15.216.739 liều; Mũi nhắc lại là 38.049.457 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.354.263 liều: Mũi 1 là 8.894.799 liều; Mũi 2 là 8.459.464 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 879.989 liều (mũi 1).

Hoạt động của ngành y tế trong ngày

Ngày 26/4/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

- Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế và Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác triển khai Đề án 06 kết nối đến hơn 11.000 điểm cầu trên toàn quốc.

Ngày 25/4/2022, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến công bố "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019".

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.