Ngày 25/2, ghi nhận 78.774 ca COVID-19, Hà Nội gần 10.000 ca

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 25/2, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 78.795 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).

Tính từ 16h ngày 24/02 đến 16h ngày 25/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 78.795 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.836), Quảng Ninh (4.615 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (3.563), Tuyên Quang (2.797), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.581), Hải Dương (2.441), Nghệ An (2.424), Hưng Yên (2.403), Hòa Bình (2.385), Vĩnh Phúc (2.367), TP. Hồ Chí Minh (2.206), Bắc Ninh (2.139), Lạng Sơn (2.046), Sơn La (2.001), Ninh Bình (1.971), Hải Phòng (1.919), Đắk Lắk (1.912), Yên Bái (1.785), Khánh Hòa (1.631), Thái Bình (1.585), Lào Cai (1.525), Hà Giang (1.493), Thái Nguyên (1.489), Quảng Nam (1.328), Quảng Bình (1.218), Bình Phước (1.080), Bình Định (963), Đà Nẵng (957), Cao Bằng (914), Điện Biên (891), Thanh Hóa (885), Bà Rịa - Vũng Tàu (846), Lâm Đồng (785), Phú Yên (777), Hà Tĩnh (734), Lai Châu (623), Hà Nam (619), Gia Lai (603), Cà Mau (558), Quảng Trị (546), Bình Dương (339), Bình Thuận (254), Quảng Ngãi (235), Đắk Nông (220), Bắc Kạn (210), Thừa Thiên Huế (200), Kon Tum (194), Tây Ninh (174), Bến Tre (147), Bạc Liêu (135), Đồng Nai (109), Vĩnh Long (84), Cần Thơ (74), Kiên Giang (67), Long An (66), Trà Vinh (39), An Giang (29), Ninh Thuận (24), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (11), Sóc Trăng (10), Tiền Giang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tuyên Quang (+1.679), Hà Nội (+972), Nghệ An (+795).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-608), Hải Dương (-507), Hồ Chí Minh (-260).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 57.160 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.120.301 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 31.588 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay),số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.112.985 ca, trong đó có 2.352.802 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (528.265), Bình Dương (295.560), Hà Nội (236.800), Đồng Nai (100.923), Tây Ninh (89.723).

Về tình hình điều trị, (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn), bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.835 ca, tổng số ca được điều trị khỏi: 2.355.619 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.235 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.550 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 279 ca, thở máy không xâm lấn: 104 ca, thở máy xâm lấn: 289 ca, ECMO: 13 ca

Từ 17h30 ngày 24/02 đến 17h30 ngày 25/02 ghi nhận 78 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Đà Nẵng (7), Hải Phòng (3), Hòa Bình (3), Nghệ An (3), Phú Thọ (3), Thanh Hóa (3), Bạc Liêu (2), Bình Định (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (2), Đắk Lắk (2), Hải Dương (2), Kiên Giang (2), Lạng Sơn (2), Ninh Bình (2), Quảng Bình (2), Thái Bình (2), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Long An (1), Phú Yên (1), Quảng Nam (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1), Thái Nguyên (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 86 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.962 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.384.331 mẫu tương đương 78.848.051 lượt người, tăng 65.466 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 24/02 có 187.683 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 192.865.977 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.110.836 liều: Mũi 1 là 70.849.206 liều; Mũi 2 là 67.187.585 liều; Mũi 3 là 1.441.597 liều; Mũi bổ sung là 13.628.967 liều; Mũi nhắc lại là 23.003.481 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.755.141 liều: Mũi 1 là 8.620.184 liều; Mũi 2 là 8.134.957 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.