Ngập lụt kéo dài ở một số huyện Hà Nội: Phải tính đến phương án quy hoạch di dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm hỏi người dân ở xã Nam Phương Tiến.  (Ảnh: Cổng TTĐT  TP)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm hỏi người dân ở xã Nam Phương Tiến. (Ảnh: Cổng TTĐT TP)
(PLO) - Ngập lụt gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng

Còn hơn 400 hộ bị ngập 

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều qua (7/8), Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho biết, trên toàn thành phố, tổng thiệt hại trong đợt úng ngập từ ngày 17/7 – 6/8 khá nặng nề. Theo thống kê, tổng số đã có 4.655 hộ với 22.359 người bị ngập.

Riêng tại huyện Chương Mỹ - địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, ước tính tổng thiệt hại lên đến khoảng 264,564 tỷ đồng. Thiệt hại về tài sản tại huyện Mỹ Đức ước khoảng 37,7 tỷ.

Hiện nay, mực nước trên sông Tích, sông Bùi đang rút và ở mức dưới báo động 3. Tình hình ngập úng tại một số khu vực ngoài bãi sông các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức đã cơ bản được giải quyết nhưng tại huyện Chương Mỹ tình hình úng ngập vẫn còn khá nghiêm trọng ở một số địa bàn như Thủy Xuân Tiên, Mỹ Lương, Hữu Văn, Hoàng Văn Thụ… 

Về phía huyện Chương Mỹ, tại cuộc họp báo, ông Đinh Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện – cũng cho biết, do ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ rừng ngang từ Hòa Bình dồn về làm mực nước sông Bùi dâng cao đạt đỉnh là 7,51m đo tại Yên Duyệt vào lúc 13h00 ngày 30/7 gây ngập, tràn toàn tuyến đê Bùi và các tuyến đê bao, uy hiếp đê Bùi. Khu Bùi Xá (thị trấn Xuân Mai) và các khu vực trũng, thấp thuộc các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động bị ngập sâu. Được sự giúp đỡ của các lực lượng công an, quân đội đã kịp thời triển khai phương án sơ tán, cứu dân; kê kích tài sản đảm bảo an toàn. 

Đến hôm qua (7/8), mực nước sông Bùi xuống còn 5,96m, dưới mức báo động 10cm. Cho đến nay, trên địa bàn huyện, số hộ bị ngập chỉ còn 486 hộ… Công tác cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân tại huyện Chương Mỹ đã được Thành ủy, UBND TP quan tâm, chỉ đạo. Huyện Chương Mỹ đã tiếp nhận tiền mặt từ các đơn vị hỗ trợ là 2,83 tỉ đồng.

Ngập úng không phải do Thủy điện Hòa Bình xả lũ

Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Chu Phú Mỹ khẳng định việc xả lũ ở Thủy điện Hòa Bình không ảnh hưởng đến tình trạng ngập lụt tại Chương Mỹ mà do lượng mưa lớn từ các huyện Kim Bôi, Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình tràn về, dẫn tới lũ rừng ngang. Về nguyên nhân khu vực ngập lâu, ông Mỹ cho biết là do khả năng thoát nước của các sông chính kém. 

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Đinh Mạnh Hùng cho biết, do vị trí địa lý nên chỉ Chương Mỹ và một phần của Mỹ Đức có lũ rừng ngang.  “Vì vậy nhiệm vụ chính trị quan trọng là bằng mọi giá phải bảo vệ đê Tả Bùi. Cũng vì thế, khi nước dâng cho phép tràn nên một số xã như Tân Tiến, Nam Phương Tiến, một phần Tốt Động chấp nhận phải “sống chung với lũ”. Đây là phương án ngàn đời nay đã và đang tồn tại”, ông Hùng cho biết. 

Trong bối cảnh như vậy, theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, hướng quan trọng, chiến lược và lâu dài phải quy hoạch để di dân toàn bộ khu vực hữu Bùi, cắt sang Tân Tiến, Nam Tân Tiến, một phần Thủy Xuân Tiên, Tốt Động để đảm bảo an toàn cho người dân, ổn định vùng sản xuất. Còn về trước mắt, UBND huyện đã đề nghị TP Hà Nội và các cơ quan chuyên môn cải tạo, nâng cấp đê Tả Bùi và đê Hữu Bùi thiết kế làm sao để khi nước sông Bùi dâng lên như lịch sử năm 2018 thì toàn thể nhân dân các xã trong vùng có thể an tâm hơn. 

Thông qua quy hoạch như vậy, một số công trình phúc lợi, hệ thống đường giao thông, nước sạch và việc tổ chức lại sản xuất bắt buộc phải quy hoạch lại để phù hợp với tình hình “sống chung với lũ”, giúp cuộc sống của bà con bớt bấp bênh. Biện pháp chiến lược, theo ông Hùng, là phải quy hoạch di dân, có tính đến tâm tư nguyện vọng, văn hóa, chỗ ở, sản xuất… của người dân. 

Phát biểu tại họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng việc xử lý đê điều phải đặt trong bối cảnh toàn vùng, còn trước mắt TP Hà Nội sẽ tập trung khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân. “Chắc chắn sẽ có chính sách hỗ trợ. Sau khi nước rút, TP sẽ thống kê thiệt hại cụ thể của từng hộ, từng lĩnh vực cụ thể để có hỗ trợ. Dứt khoát không để người dân không tiếp tục sản xuất được”, ông nói. 

Lên phương án di dời dân khỏi vùng trũng thấp

Theo Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, hiện nay, mực nước trên các sông nội địa là sông Tích và sông Bùi đang ở mức cao. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người cũng như tài sản của nhân dân khi tình huống xấu có thể xảy ra, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện trong khu vực các sông nói trên, cần chủ động thực hiện phương án di dời dân khỏi các khu vực vùng trũng, thấp, các vị trí nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của nhân dân, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của mực nước trên các sông...

 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cũng đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND TP nghiên cứu có kế hoạch đầu tư nâng cấp để đảm bảo an toàn đê Tả Bùi trong việc chống lũ nội tại cũng như khả năng chịu lũ rừng ngang và lũ từ tỉnh Hòa Bình đổ về, đồng thời với việc gia cố an toàn tuyến đê Hữu Bùi, một số tuyến đê bao, đê bối bảo vệ các khu vực có cơ sở hạ tầng và các khu tập  trung đông dân cư.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...