Ngành Thuế đề ra nhiều biện pháp quyết liệt quản lý thu ngân sách

Ngành thuế triển khai các biện pháp quản lý thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngành thuế triển khai các biện pháp quản lý thu ngân sách trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
(PLVN) - Kết thúc tháng đầu tiên của năm 2021, mặc dù tiến độ thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành thuế quản lý thực hiện dự toán đạt khá so với cùng kỳ một số năm gần đây, tuy nhiên, vẫn đạt thấp hơn cùng kỳ. Tổng cục Thuế đã đề ra một loạt biện pháp quản lý thu cho các tháng tiếp theo...

Tổng cục Thuế cho biết, thu NSNN tháng 01/2021 do Tổng cục Thuế quản lý đạt ước đạt 134.000 tỷ đồng, đạt 12% so với dự toán, bằng 81,2% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 2.450 tỷ đồng, bằng 8,9% dự toán. Thu nội địa đạt 131.550 tỷ đồng, bằng 12% dự toán, bằng 83,5% so với cùng kỳ năm 2020. 

Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức và lợi nhuận còn lại và thu từ xổ số kiến thiết và chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước đạt 104.850 tỷ đồng, bằng 11,9% so với dự toán pháp lệnh, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Với dự báo giá dầu thô trong thời gian tới sẽ giao động ở mức khoảng 56 USD/thùng, bằng 124,4% giá dự toán, sản lượng dự kiến khoảng 0,55 triệu tấn, bằng 7% dự toán. Tổng cục Thuế dự báo tổng thu NSNN tháng 02/2021 do cơ quan thuế (CQT) quản lý đạt khoảng 74.000 tỷ đồng, bằng 6,6% dự toán, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 2.000 tỷ đồng, bằng 8,7% dự toán, bằng 58,5% so với cùng kỳ. thu nội địa ước đạt 72.000 tỷ đồng, bằng 6,6% dự toán, bằng 87,9% so với cùng kỳ.

Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội được dự báo là sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp tác động đến sản xuất kinh doanh trong nước và thu nộp NSNN. Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cụ thể CQT các cấp.

Thứ nhất, triển khai quyết liệt các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Quốc hội, Chính phủ giao, trong đó trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, Luật Quản lý thuế (QLT), các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn. 

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 02/2021/NQ-CP của Chính phủ; tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho DN, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu cho NSNN. 

Thứ ba, đối với các địa phương cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế và các văn bản hướng dẫn Luật QLT theo hướng bao quát được nguồn thu; nâng cao năng lực QLT cho cơ quan thu; phòng chống gian lận, trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế; thực hiện QLT điện tử; tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLT, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng minh bạch cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN. 

Thứ tư, CQT các cấp triển khai rà soát lại toàn bộ các nguồn thu năm 2020 và đăng ký chỉ tiêu phấn đấu thu năm 2021; giao chỉ tiêu phấn đấu thu cho các Cục Thuế tăng tối thiểu 5% so với dự toán pháp lệnh và phù hợp với diễn biến hồi phục của nền kinh tế tại từng địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phấn đấu tập trung thu NSNN ngay từ những tháng đầu năm 2021 theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

Thứ năm, trong thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Kịp thời tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đóng góp số thu lớn cho NSNN. Đăng tải kịp thời các hướng dẫn về nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Thứ sáu, CQT các cấp sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầu năm 2021; tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế; rà soát tình hình tạm nộp thuế TNDN và lợi nhuận còn lại của năm 2020 để chủ động đôn đốc DN nộp sát với thực tế phát sinh của hoạt động kinh doanh; kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật QLT. 

Thứ bảy, tăng cường quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế ngay từ đầu năm, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử trên cả nước.

Thứ tám, về công tác thanh tra, kiểm tra, CQT các cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các DN thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, các DN hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu, các DN được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, DN có hoạt động liên kết, DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá; kinh doanh thương mại điện tử, các hoạt động chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án... 

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác chống thất thu đối với khu vực DN ngoài quốc doanh; xây dựng và giao chỉ tiêu thu đối với khu vực DN, hộ và cá nhân kinh doanh nhằm định hướng triển khai quyết liệt công tác chống thất thu đối các DN nhỏ và vừa, hộ, cá nhân kinh doanh nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các đơn vị trong Ngành tổ chức rà soát số nợ thuế đến ngày 31/12/2020; xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2021 cho CQT cấp dưới thực hiện; thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại “Quy trình quản lý nợ thuế” để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN năm 2021. Tiếp tục xử lý nợ thuế theo quy định tại Nghị quyết 94/2019/QH14.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.