Ngành nào 'hot' trong kỳ tuyển sinh năm 2021?

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thống kê, An ninh quốc phòng, Báo chí và thông tin, Nghệ thuật, Du lịch khách sạn, Dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi là những ngành được nhiều thí sinh chọn làm nguyện vọng 1 trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) vừa đưa ra số liệu thống kê nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021.

Số liệu thống kê tổng hợp của Bộ GD&ĐT cho thấy trong năm 2021, toàn hệ thống có 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký tuyển sinh và gần 550.000 chỉ tiêu.

Theo Bộ GD&ĐT, việc đánh giá tình hình, xu hướng đăng ký ngành năm 2021 cần căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1, vì nó thể hiện ưu tiên đầu tiên, mong muốn, mục tiêu của thí sinh.

Những ngành được nhiều thí sinh chọn làm nguyện vọng 1 trong kỳ tuyển sinh năm nay là: An ninh quốc phòng, Báo chí và thông tin, Nghệ thuật, Du lịch khách sạn, Dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi.

Trong đó, An ninh quốc phòng là ngành có tỷ lệ cạnh tranh nguyện vọng 1 cao nhất với 35.596 thí sính đăng ký xét tuyển, gấp gần 5,67 lần so với tổng 6.280 chỉ tiêu.

Xếp vị trí thứ hai là nhóm ngành báo chí và thông tin với gần 2.400 nguyện vọng 1 trên tổng số hơn 6.500 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ chọi 3,11.

Nhóm ngành kinh doanh và quản lý có số lượng nguyện vọng nhiều nhất với trên 1,25 triệu nguyện vọng, chiếm đến 32,77% trong tổng số trên 3,8 triệu nguyện vọng. Đây cũng là nhóm ngành có số lượng nguyện vọng 1 nhiều nhất, với trên 220.700 thí sinh đăng ký.

Tuy nhiên, do nhóm ngành này có số lượng chỉ tiêu lớn nhất, với gần 118.600 chỉ tiêu, nên tính theo tỷ lệ cạnh tranh nguyện vọng 1 trên chỉ tiêu, tỷ lệ chọi của nhóm ngành kinh doanh và quản lý là 1,86, xếp thứ 6 trong số các nhóm ngành được công bố.

Thống kê cũng cho thấy trong số trên 1,25 triệu nguyện vọng của nhóm ngành kinh doanh và quản lý có đến trên 1 triệu là từ nguyện vọng 2 trở lên. Số nguyện vọng 1 chỉ chiếm 17,6% tổng số nguyện vọng.

Thống kê chỉ tiêu, số lượng nguyện vọng đăng ký theo lĩnh vực của Bộ GD&ĐT.
 Thống kê chỉ tiêu, số lượng nguyện vọng đăng ký theo lĩnh vực của Bộ GD&ĐT.

Cũng theo thống kê, có 3 nhóm ngành có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu. Ngành thú y có 3.100 chỉ tiêu nhưng chỉ có 2.371 nguyện vọng 1. Ngành khoa học sự sống có 5.938 chỉ tiêu nhưng chỉ có 1.552 nguyện vọng 1. Thấp nhất là ngành khoa học tự nhiên, có 4.525 chỉ tiêu nhưng chỉ có 912 thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1.

Việc thí sinh đăng ký tập trung một số nhóm ngành thể hiện xu hướng nghề nghiệp thay đổi theo từng năm, từng giai đoạn, đồng thời thể hiện nguyện vọng của thí sinh theo sự dịch chuyển của thị trường lao động và nền kinh tế.

Theo phân tích của Vụ Giáo dục Đại học, việc thí sinh đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành không nên hiểu là lệch, vì đó là xu hướng nghề nghiệp của năm, của từng giai đoạn (là ngành “hot”, thu nhập đang cao), thể hiện nguyện vọng của thí sinh và bộc lộ phần nào nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động, của nền kinh tế. Đây là điều hết thức bình thường. 

Bộ GD&ĐT lưu ý với những nhóm ngành, mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn, khả năng trúng tuyển khó hơn. Đây sẽ là thách thức với các thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.