Ngăn tài xế nghiện ma túy bằng cách nào?

0:00 / 0:00
0:00
Thực trạng tài xế sử dụng ma túy vẫn chưa được kiểm soát. Nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra do các lái xe “phê” ma túy. Cần làm gì để giảm bớt hoặc loại bỏ được tình trạng này?

Hiểm họa từ tài xế “phê” ma tuý

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 5 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra hơn 5.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết hơn 2.600 người, bị thương gần 3.800 người. Có khoảng 4% nguyên nhân xảy ra TNGT do tài xế sử dụng rượu bia, 0,07% do sử dụng ma túy.

Tại một số địa phương, qua kiểm tra và xử lý nhiều vụ TNGT, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện nhiều lái xe có biểu hiện sử dụng ma túy dẫn đến tai nạn bất thường, như lái xe lao thẳng vào nhà dân, vượt dải phân cách lao xuống ruộng... Nhiều vụ khác dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người thiệt mạng như tại Long An, Hải Dương.

Theo một số lái xe công-ten-nơ chạy đường dài tại Hải Phòng, họ phải sử dụng ma túy để tránh buồn ngủ trong quá trình vận hành xe liên tục cả ngày lẫn đêm, chủ yếu là ban đêm nhằm nhận và trả hàng đúng tiến độ, tăng chuyến, thêm thu nhập. Thường mỗi chuyến xe chở hàng dù không chịu áp lực tăng ca, tăng chuyến cũng phải vận hành xe ít nhất hai đêm, một ngày. Trên xe thường chỉ có một lái, một phụ nên lái xe ít khả năng thức trắng vài ba đêm liền nếu không dùng heroin.

Ðể giữ sự tỉnh táo trong suốt chuyến đi, cứ vài giờ các tài xế lại dùng một liều nhỏ. Trường hợp dùng nhiều hoặc không dùng đều bị “đói hoặc phê thuốc” gây buồn ngủ, vận hành xe sẽ rất nguy hiểm. Trong trường hợp dùng heroin liên tục dài ngày vẫn có thể tỉnh táo để lái xe, nhưng các giác quan bị hạn chế, phản ứng không được linh hoạt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thảm khốc do xe công-ten-nơ gây ra.

Vì sao khó xử lý?

Trước tình trạng lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích có chiều hướng ngày càng tăng, lực lượng chức năng nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý lái xe sử dụng ma túy, nồng độ cồn. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều khó khăn.

Điển hình là việc khi phát hiện lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều tài xế tìm mọi cách trốn tránh, tỏ thái độ thiếu hợp tác như không cho lấy nước tiểu xét nghiệm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, chủ xe vì chạy theo lợi nhuận còn thiếu trách nhiệm trong quản lý tài xế, giao xe cho người có sử dụng ma túy. Ðể né tránh việc kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng, khi cấp, đổi giấy phép lái xe định kỳ, các lái xe hoặc các chủ xe thường chọn biện pháp “mua” giấy khám sức khỏe hoặc sử dụng giấy phép giả để lưu thông.

Theo Thượng tá Lê Huy Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân, việc kiểm soát lái xe nghiện ma túy hiện chưa làm từ gốc mà chỉ làm phần ngọn. Để kiểm soát lái xe nghiện ma túy phải kiểm soát ngay từ đầu vào, từ khâu dạy lái xe, như điều kiện được học lái xe phải có giấy xác nhận không nghiện ma túy của chính quyền địa phương vì địa phương là nơi trực tiếp theo dõi, nắm được ai là người nghiện ma túy và đưa vào danh sách quản lý toàn quốc. Đây là căn cứ để những cơ sở đào tạo lái xe loại bỏ người nghiện ma túy.

Còn theo ông Lương Duyên Thống - Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, việc loại bỏ lái xe nghiện ma túy từ khâu đào tạo rất khó thực hiện. Bởi khi nhập học, học viên phải nộp giấy khám sức khỏe đủ điều kiện cho cơ sở đào tạo lái xe. Tuy nhiên, khó có thể phát hiện người nào sử dụng ma túy nếu chỉ căn cứ vào giấy khám sức khỏe, cơ sở đào tạo không có chức năng kiểm tra học viên có nghiện ma túy hay không.

Để khắc phục tình trạng này, ông Thống cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe. Nếu trung tâm đào tạo nghi ngờ giấy khám sức khỏe giả có thể tra cứu trên dữ liệu này. Khi học xong ra hành nghề lái xe kinh doanh vận tải, lái xe đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Doanh nghiệp sử dụng lao động, ngay từ khâu đầu vào phải có xét nghiệm, khám sức khỏe để kiên quyết không nhận những người dương tính với chất ma túy. Bên cạnh đó, trong quá trình hành nghề, định kỳ cần được xét nghiệm để kịp thời phát hiện và loại bỏ những lái xe có sử dụng ma túy.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, hiện nay chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa thể hiện được sự răn đe, phòng ngừa. Theo Nghị định 100/2019/NĐ/CP của Chính phủ, tài xế sử dụng chất kích thích chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng.

Một số đơn vị đã có đề xuất gửi tới các bộ, ngành liên quan cần phải tước giấy phép vĩnh viễn đối với những trường hợp đã trở thành đối tượng nghiện. Ngoài việc xử lý hành chính, cần xem xét xử lý hình sự lái xe nghiện ma túy và xử lý trách nhiệm của cả doanh nghiệp sử dụng tài xế đó.

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Đà Nẵng

Hành khách bị cấm bay 1 năm vì tung tin có lựu đạn trong valy

(PLVN) -  Ngày 26/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay Đà Nẵng.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, làm 3 người tử vong

Hiện trường vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, khiến 4 người thương vong
(PLVN) - Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương tại xã Đắk R'la (huyện Đắk Mil), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Số hóa trong xử lý vi phạm giao thông: Thúc đẩy sự minh bạch, an toàn, văn minh

Công nghệ thông tin giúp công tác xử lý vi phạm giao thông trở nên thuận tiện, minh bạch hơn trước đây. (Ảnh: Cục CSGT)
(PLVN) - Hệ thống GPS, camera “phạt nguội”, ứng dụng định danh điện tử VNeID, cơ sở dữ liệu trực tuyến… dần trở thành những “cánh tay nối dài” hữu hiệu của cơ quan chức năng trong công tác xử lý vi phạm giao thông đường bộ, giúp phát hiện kịp thời vi phạm, tăng tính răn đe xã hội, khiến mỗi người tham gia giao thông phải luôn tự giác chấp hành pháp luật.

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”
(PLVN) -  Ngày 25/7, tại Hà Nội sẽ diễn ra Tọa đàm “Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc có cơ hội trao đổi, thảo luận về những vấn đề giao thông cấp bách, qua đó tìm ra biện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), nâng cao ý thức cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa
(PLVN) - Khoảng 19h45 ngày 22/7, tại Km127+700, Quốc lộ 4D, đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai xảy ra sạt lở đất đá kèm theo đổ cây từ taluy dương đã gây tắc đường và ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương
(PLVN) - Sáng 22/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TX La Gi (Bình Thuận) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường, hiện đang tiến hành điều tra nguyên nhân 2 vụ tai nạn giao thông khiến hai bà cháu tử vong và hai người bị thương.

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm
(PLVN) - Theo lãnh đạo xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, Quảng Nam), nguyên nhân vụ cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm là do cano va phải rạn đá ngầm trong lúc lùi ra vị trí neo đậu, tránh xa khu vực san hô để du khách thoải mái tắm biển, lặn ngắm san hô.