Ngán ngẩm như tiến sỹ kiểu “cơm chấm cơm”

Siết đào tạo tiến sỹ có dễ?
Siết đào tạo tiến sỹ có dễ?
(PLO) - Câu chuyện lạm phát tiến sỹ vẫn đang là đề tài dư luận quan tâm nhất hiện nay. Bởi nếu trước đây, tình trạng “cơm chấm cơm” chỉ có ở bậc tại chức, thì nay tiến sỹ cũng đã trở thành một thị trường dễ như... tại chức. Liên quan đến câu chuyện này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) cho biết sẽ siết chặt việc quản lý đào tạo trình độ tiến sỹ trong thời gian tới. Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang soạn thảo Quy chế mới thay cho Quy chế đào tạo tiến sỹ hiện hành. 

“Có vị vài năm ra lò vài chục tiến sỹ…”

Theo GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, sở dĩ  đào tạo tiến sỹ (TS) ở việt Nam thời gian qua bị dư luận cho rằng đang “lạm phát” là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất,  không có kế hoạch dài hạn về đào tạo. Ví dụ, chúng ta không có thống kê xem từ nay đến năm 2020 mỗi ngành, cần bao nhiêu TS, thạc sĩ. Cho nên đào tạo có thể thừa, có thể thiếu. Thứ hai, nếu đào tạo đều “chuẩn” thì có lẽ không ai kêu. Nhưng vì đào tạo dở nhiều nên dư luận bức xúc. Nhiều TS nhưng trình độ không đúng TS, làm các công việc được đào tạo không đúng tầm của một TS nên dư luận kêu vì thấy nhiều người như thế quá. Đào tạo nhưng không dùng được.

GS. Phạm Tất Dong bày tỏ các quan điểm: Hiện tại học viên tốt nghiệp đại học, trình độ kém, không có việc làm, học viên thường làm luôn thạc sĩ, làm thạc sĩ xong lại lên TS. Tất nhiên, một số người học thạc sĩ có việc làm nhưng muốn lên cương vị nào đó thì tiếp tục làm lên TS. Như vậy theo GS. Dong, vấn đề này đã trở thành một thị trường lớn, trong khi đó chỉ tiêu các trường cứ tuyển. 

Điều thứ hai mà GS. Phạm Tất Dong muốn nói tới chính là từ ông thầy kém. Đội ngũ này theo GS. Dong không phải hiếm. “Xã hội bức xúc là đúng. Vì người ta kỳ vọng nước mình có nhiều TS thì phải xoay chuyển được cái gì đó trong xã hội. Nhưng thực tế đã không xoay chuyển được mà nhiều khi còn không có tác dụng gì. Nhưng tôi nghĩ, nếu thầy giỏi, đào tạo nhiều thì vẫn ổn”, GS. Phạm Tất Dong nêu quan điểm. Và nữa: “Bộ có thể quy định cụ thể một giáo sư được hướng dẫn bằng này, nhưng Bộ không kiểm tra được thực tế họ hướng dẫn bao nhiêu. Bộ nắm con số tổng chỉ tiêu đào tạo TS nhưng không nắm được những ai là người đào tạo ra số này. Chính vì vậy, có những người trong vòng mấy năm đào tạo, hướng dẫn mấy chục thạc sĩ, TS”, GS. Phạm Tất Dong thẳng thắn.

Bên cạnh việc Bộ khó quản lí thì “lỗ hổng” khác còn đáng sợ hơn, đó là các hội đồng Bộ GD-ĐT cũng không nắm chắc. Vì thực tế nhiều nơi đào tạo nhưng không đủ người đúng chuyên môn để chấm luận án nên các thành viên không “thuần chủng”, tức là người chấm có thể khác ngành với luận án được bảo vệ. Nguyên nhân theo GS. Dong là do nước ta không đủ sức làm việc này nên có khi trong một hội đồng có tới 3, 4 chuyên môn khác nhau. Một yếu tố nữa có ảnh hưởng tới chất lượng luận án được GS. Phạm Tất Dong nêu lên có liên quan tới chính sách của người hướng dẫn, người chấm luận án còn quá rẻ mạt. Do đó nhiều người được giao cũng chỉ làm cho xong.

Hiện nay Bộ GD-ĐT có quy định sẽ thẩm định (xác xuất) lại 10% luận án, điều này có đủ để khẳng định được chất lượng của từng đề tài hay không? Nêu quan điểm về quy định này, GS. Phạm Tất Dong cho biết, ngay trong ngành của GS. Dong cũng chưa thấy luận án nào bị trả lại. “Nhưng tôi nghĩ, đã thẩm định thì thẩm định hết, sao lại 10%. Nếu vậy sẽ có “lọt lưới”. Vì  trong số 90% còn lại giả sử có khoảng  20% chất lượng tồi thì sao? Như thế là quá hình thức. Ở nước ngoài, tôi nghĩ không làm thế. Tất cả phải được  thẩm định. Tôi nghĩ những quy định này chỉ mang tính định lượng mà không đi vào được nội dung của vấn đề”, GS. Dong nói.

Theo chia sẻ của nhiều giáo sư, sự thật là làm luận án TS rất tốn, tốn những khoản ngoài luận văn. “Tôi có hỏi một học trò của mình, cô ấy cho biết, ra hội đồng cơ sở thôi cũng phải chuẩn bị 50 triệu. Tôi không biết thực hư thế nào, nhưng thực tế, tôi thấy tốn ở chỗ này. Nhà nước lẽ ra phải trả tiền cho những người làm phản biện. Nhưng Nhà nước trả nhỏ giọt, không đáng bao nhiêu nên nghiên cứu sinh rất sợ điều này. Khi mang luận văn đến người chấm phải nhét phong bì vào. Thầy có trả lại, có khi nghiên cứu sinh lại hoảng, lại nghĩ đưa ít quá, phải đưa nhiều hơn. Lẽ ra, Nhà nước phải  trả đủ công sức cho thầy thì sẽ không có chuyện đó. Tức là chúng ta phải làm thế nào để nghiên cứu sinh không phải bỏ tiền ra vì những chuyện thế này. Còn hiện nay, Nhà nước đang đánh giá lao động trí tuệ quá rẻ mạt” – một giáo sư bày tỏ.

Không “nặn” tiến sỹ bằng mọi giá

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2014 - 2015, tổng quy mô đào tạo TS trên cả nước lên tới 10.352 nghiên cứu sinh. Với số lượng nhiều nghiên cứu sinh tiếp tục đặt ra bài toán quá tải trong phân công người hướng dẫn. Việc đào tạo TS đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, trong khi không ít người học theo phương thức vừa học vừa làm khiến chất lượng nghiên cứu rất hạn chế.

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ TS, trong khi đó ở Mỹ, Úc và nhiều nước khác, TS chỉ làm việc trong các viện nghiên cứu, trường học. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận từng nói: “Ở Việt Nam đang có xu hướng phổ cập TS”.

Nói về chất lượng của luận án TS tại những đơn vị có chỉ tiêu đào tạo lớn, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD- ĐT) cho rằng, số lượng luận án được bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo, bởi một luận án phải được thực hiện trong nhiều năm. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo trình độ TS ở Việt Nam chưa cao như ở các nước phát triển. Dù vậy, theo bà Phụng, kết quả đào tạo nên được đánh giá một cách công bằng, dựa trên điều kiện đào tạo ở nước ta so với các nước phát triển. 

Ở thời điểm năm 2009, nếu Quy chế đào tạo TS đề ra hệ tiêu chuẩn quá cao thì nhiều cơ sở đào tạo không thể đáp ứng được, dẫn đến phải đóng cửa, dừng tuyển sinh, như vậy thì chính sách đề ra là không khả thi. Thực tế cho thấy trong 6 năm thực hiện Quy chế đào tạo TS, năm 2011, Bộ đã rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng và đã dừng tuyển sinh đối với 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo TS, đưa ra cảnh báo đối với 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu. Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo TS đối với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo sau khi các cơ sở này không khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên. Từ năm 2012, Bộ đã siết chặt hơn việc thẩm định hồ sơ, luận án thông qua việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo. 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục thực hiện giải pháp nâng chuẩn đào tạo trình độ TS, trong đó có việc xây dựng dự thảo Quy chế mới để thay cho Quy chế đào tạo hiện hành. Quy chế mới sẽ có các điều khoản quy định chặt chẽ hơn về đội ngũ giảng viên, quy trình kiểm tra - xác nhận các điều kiện bảo đảm chất lượng thực tế ở cơ sở đào tạo... giúp nâng cao năng lực giám sát một số vấn đề trong công tác đào tạo TS vốn đang khiến dư luận băn khoăn.

Thế nhưng, theo nhận xét thẳng thắn của nhiều chuyên gia, chất lượng đào tạo TS hiện nay rất thấp bởi cách đào tạo không khác gì tại chức, nghĩa là nghiên cứu sinh ngồi tại cơ quan mình làm việc, địa phương mình sinh sống để làm luận án, thỉnh thoảng mới gặp thầy hướng dẫn. Một Phó Giáo sư công tác tại trường ĐH hàng đầu ở Hà Nội cho rằng, quy chế đào tạo TS của Bộ GD-ĐT nhìn qua khá chặt chẽ nhưng có lẽ học TS bây giờ là dễ nhất trong các bậc học. Không ít cơ sở có “giấy phép” đào tạo TS và xem đây như một cách kinh doanh. “Tôi biết có những trường để “chiều lòng” thị trường đã cho học viên nợ cả đầu vào tiếng Anh khi nộp hồ sơ dự tuyển. Đấy là chưa kể tình trạng học hộ, thi hộ, tệ hại hơn nữa là viết luận án hộ….” - vị Phó Giáo sư dẫn chứng.

Một vị giáo sư làm việc tại Hàn Quốc đề xuất: “Thời đại toàn cầu hóa, nếu ta cần nhân lực chất lượng cao ở bậc TS, có thể thuê nhân lực nước ngoài, thay vì bằng mọi giá (kể cả hạ chuẩn) để “nặn” ra bằng được một TS. Mặt khác, cần có quy định khẩn trương và hiệu quả nhằm thắt chặt cả 2 khâu: đầu vào và đầu ra, đó là tiếng Anh và bài báo trên tạp chí quốc tế”, vị giáo sư này bày tỏ./.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.