Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ xác định Việt Nam "thao túng tiền tệ"

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Reuters
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Theo Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (BTC Hoa Kỳ) đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” (sau đây gọi là Báo cáo).
Tại Báo cáo tháng 12/2020, BTC Hoa Kỳ đã đưa vào Danh sách giám sát gồm 10 nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ. Căn cứ theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, Việt Nam (cùng với Thuỵ Sỹ) đáp ứng 3 tiêu chí và bị BTC Mỹ xác định là thao túng tiền tệ.

Về vấn đề này, NHNN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Việc NHNN mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ. NHNN Việt Nam sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.

Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Hoa Kỳ, BTC Hoa Kỳ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.

Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể như sau: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Đọc thêm

Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế

Ngành Thuế sẵn sàng cho tháng cao điểm quyết toán thuế
(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (NNT) (Tổng cục Thuế) cho biết, tháng 3 hàng năm là tháng cao điểm ngành Thuế tập trung lực lượng để hỗ trợ NNT rà soát hồ sơ, thực hiện kê khai và làm thủ tục quyết toán thuế (QTT) thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)…

Công ty tài chính lo ngại người vay khất lần trả nợ

Nhiều CTTC bán nợ khó đòi với mong muốn thu lại phần nào số vốn. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau một loạt chuyên án liên quan đến công ty cầm đồ hoặc đòi nợ thuê “núp bóng” công ty, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, nhiều công ty tài chính lo ngại sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Ngành Thuế tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ

Ngành Thuế tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng vừa ký Công văn số 429/TCT-TCCB gửi các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các Cục, Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chỉ đạo tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức thuế trong thực thi công vụ.

Bộ Tài chính sẽ công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tình trạng ép mua bảo hiểm

Bộ Tài chính sẽ công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tình trạng ép mua bảo hiểm
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu Cục Quản lý và Giám sát (QL&GS) Bảo hiểm tổ chức công bố đường dây nóng 24/7 để kịp thời kiểm tra xác minh thông tin để có biện pháp thanh tra, phối hợp với cơ quan công an và thanh tra giám sát của NHNN ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Triển khai Nghị định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm đến các tổ chức tín dụng

Rất đông TCTD quan tâm đến các quy định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm.
(PLVN) - Sáng nay - 9/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm (GDBĐ), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị để phổ biến các nội dung của Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm tới tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) từ Hội sở chính đến chi nhánh của các TCTD hội viên trên toàn quốc.

Thu nội địa tăng 4,4% trong tháng đầu tiên

Trong tháng 1/2023, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 14,1%.
(PLVN) - Theo số liệu ước thu ngân sách nhà nước (NSNN) Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, tổng thu NSNN lũy kế 01 tháng đầu năm năm 2023 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 165.700 tỷ đồng, đạt 12,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Động lực bứt phá của ngành ngân hàng phải đến từ chuyển đổi số

Động lực bứt phá của ngành ngân hàng phải đến từ chuyển đổi số
Là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, chuyển đổi số đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay. Đứng trước những thách thức chưa từng có, ngành ngân hàng buộc phải thay đổi lộ trình chuyển đổi số nếu không muốn bị tụt lại phía sau.