Ngân hàng nhà nước đang xây dựng Cẩm nang tra cứu tiền Việt

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, nhà sử học Dương Trung Quốc và các nhà nghiên cứu tham quan phòng trưng bày tiền của NHNN.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, nhà sử học Dương Trung Quốc và các nhà nghiên cứu tham quan phòng trưng bày tiền của NHNN.
(PLVN) - Dự án nghiên cứu "Lịch sử đồng tiền Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển" được đánh giá là sẽ tạo cơ sở hình thành bộ Cẩm nang tra cứu về tiền Việt Nam…
Cuối tuần qua,Ngân hàng nhà nước đã tổ chức Hội thảo  Dự án nghiên cứu “Lịch sử đồng tiền Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển” nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bản thảo trước khi nghiệm thu.  

Tại Hội thảo, TS Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN, Chủ nhiệm Dự án cho biết: Tiền Việt Nam đã có lịch sử gần một nghìn năm với bao thăng trầm và thay đổi. Trải qua chiến tranh và thời gian, các tài liệu, thư tịch liên quan, hoặc ghi chép về tiền Việt Nam đến nay còn khiêm tốn.

Ý thức sưu tầm và nghiên cứu về tiền Việt Nam chỉ mới được quan tâm khi đất nước giành được Chính quyền Cách mạng (năm 1945) với Sắc lệnh Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945. Những năm sau đó, những đồng tiền Việt Nam mới được các cơ quan chức năng chú ý sưu tầm, gìn giữ; khoảng cuối thế kỷ XX, xuất hiện những người có lòng đam mê bước vào công việc sưu tầm tiền. Hiện nay, trên cả nước đã có nhiều nhà sưu tầm tiền tư nhân với nhiều bộ sưu tập quý hiếm.

Phó Thống đốc cũng cho biết, nghiên cứu về lịch sử tiền Việt Nam cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, xuất bản của các nhà khoa học, các nhà sưu tập tiền tư nhân, nhưng đề tài thường chỉ tập trung nghiên cứu chuyên về tiền kim loại hoặc chuyên về tiền giấy của một giai đoạn lịch sử nhất định; Một số chuyên khảo về tiền đã được công bố ở trong và ngoài nước bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản; Một số cuốn sách, bài viết nghiên cứu, giới thiệu về các phát hiện về tiền được xuất bản như các tập san, thông báo khoa học của Viện Khảo cổ học, Viện Sử học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia...

“Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về lịch sử hình thành và phát triển các đồng tiền Việt Nam khiến cho sự hình dung toàn cảnh bức tranh tiền tệ Việt Nam còn có nhiều khoảng trống…”- Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Chính vì vậy, trong những năm qua, NHNN đã có sự quan tâm đáng kể trong việc sưu tầm, phổ biến, bảo tồn và phát huy di sản tiền Việt Nam. Năm 2016, NHNN đã xây dựng được Phòng Trưng bày Tiền Việt Nam phục vụ khách tham quan trong Ngành, các đoàn khách đến làm việc với NHNN. Với chức năng quản lý nhà nước về phát hành tiền, NHNN thực hiện Dự án nghiên cứu “Lịch sử đồng tiền Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển” với mục đích tập hợp, hệ thống hóa tư liệu một cách khoa học, có tính chất duy vật biện chứng và lịch sử về các đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng năm 968 đến nay, nhằm làm rõ quá trình hình thành, tồn tại và kết thúc vai trò lịch sử của những đồng tiền Việt Nam trong mỗi giai đoạn đã từng tồn tại trong gần một nghìn năm qua.

Hội thảo quy tụ được sự tham gia và cố vấn của đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Hội thảo quy tụ được sự tham gia và cố vấn của đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

Các thành viên thực hiện Dự án bao gồm một số nhà nghiên cứu thuộc NHNN phối hợp với các nhà sưu tầm tiền với những bộ sưu tập tiền chưa từng được công bố. Quan điểm nghiên cứu, xây dựng Dự án là sự tham gia, tổng hợp các kiến thức hàn lâm, kiến thức nghiên cứu khoa học và kiến thức thực tiễn của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cũng như của các nhà quản lý đối với sự độc lập nghiên cứu, đảm bảo không vi phạm về bản quyền và có tính kế thừa, công khai và từ nguồn tư liệu chính thống.

Dự án nghiên cứu “Lịch sử đồng tiền Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển” là công trình khoa học trọng điểm cấp Ngành có giá trị, ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, không chỉ đối với ngành Ngân hàng (một công trình lịch sử chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành) mà còn là nguồn tài liệu quan trọng, được hệ thống hóa có tính giáo khoa, góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế về đồng tiền Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử dân tộc hơn 1000 năm.

Dự án này hoàn thành còn có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với cộng đồng, các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập cũng như những người quan tâm đến đồng tiền Việt Nam ở trong và ngoài nước. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng, kết quả nghiên cứu này mở ra các chuyên đề chuyên khảo về Lịch sử kỹ thuật chế tác và in ấn tiền ở Việt Nam, Nghệ thuật trang trí trên tiền Việt Nam…

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…