Nga thông tin về phát triển tên lửa siêu thanh “chưa nước nào sản xuất được”

Tên lửa Avangard của Nga.
Tên lửa Avangard của Nga.
(PLVN) - Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Chế tạo Máy (nay thuộc Tổng công ty Tên lửa Chiến thuật) của Nga đã bắt đầu công việc chế tạo hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard vào năm 1985 để đáp trả Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược của Mỹ (SDI).

Thông tin trên được hãng tin TASS dẫn lời Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Thiết kế Danh dự Công ty Gerbert Yefremov cho hay.

Theo TASS, trả lời câu hỏi về cách thức và thời gian việc chế tạo hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard được tiến hành, ông Yefremov cho hay, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, đề xuất của Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Chế tạo máy bắt đầu được thực hiện vào năm 1985.

Khi đó, hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Mỹ cùng với các tên lửa tấn công phủ đầu hạt nhân được triển khai ồ ạt đã củng cố tiềm lực chiến đấu của nước này.

Theo ông Yefremov, việc sở hữu đồng thời các khả năng tấn công hạt nhân lớn phủ đầu và các hệ thống đánh chặn số ít tên lửa còn lại của đối phương gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng trên thế giới.

“Có thể nói rằng SDI của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagan đã báo động giới lãnh đạo của Liên Xô”, ông nói.

Nhà thiết kế chính cho biết, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô khi đó đã ban hành một nghị quyết, hướng dẫn các doanh nghiệp quốc phòng đưa ra các đề xuất về các biện pháp ứng phó với chương trình SDI của Mỹ.

“Tôi, với tư cách là nhà thiết kế chính mới được bổ nhiệm của Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Chế tạo Máy, đã sử dụng kinh nghiệm dày dặn của công việc nghiên cứu và phát triển trước đây gửi đề xuất về việc thực hiện một nhiệm vụ rất khó khăn là chế tạo hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo cổ điển để chống lại tên lửa đạn đạo”, ông nhớ lại.

“Vì mục đích này, cần phải tạo ra một phương tiện bay di chuyển với tốc độ lớn trong khí quyển và thực hiện nhiều thao tác khác nhau”, ông Yefremov lưu ý.

Sau khi xem xét toàn diện, đề xuất của Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Chế tạo máy bắt đầu được thực hiện vào năm 1985.

Theo nhà thiết kế, các thử nghiệm sau đó được tiếp tục cho đến đầu những năm 2000. “Các thử nghiệm thực tế khác liên quan đến một hệ thống chiến đấu được tiến hành dưới sự điều khiển trực tiếp của Tổng thống Vladimir Putin sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 2002”, ông nói.

Avangard là hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chiến lược được trang bị trên phương tiện bay siêu thanh. Theo các nguồn tin mở, loại vũ khí đột phá này được phát triển bởi Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Chế tạo Máy và được thử nghiệm từ năm 2004.

Phát biểu trước Hội đồng Liên bang Nga ngày 1/3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên  bố, hệ thống tên lửa Avangard là tên lửa “bất khả xâm phạm”, “không thể bị đánh chặn”. 

Theo Tổng thống Nga, tên lửa này có tốc độ nhanh hơn 20 lần so với tốc độ âm thanh “lao về mục tiêu như một quả cầu lửa”.

Nga khẳng định chưa có nước nào sản xuất được mẫu vũ khí có sức mạnh tương đương Avangard. Nhà lãnh đạo Nga trong một cuộc họp của Bộ Quốc phòng vào cuối năm 2018 cho biết Nga đã khởi động việc sản xuất hàng loạt các tên lửa siêu thanh Avangard. 

Tại thời điểm đó, ông Putin nhấn mạnh rằng tên lửa Avangard, cùng với các hệ thống tên lửa Sarmat, Kinzhal và Peresvet, sẽ tăng cường tiềm năng của Quân đội và Hải quân Nga trong việc đảm bảo an ninh cho nước này trong nhiều thập kỷ tới.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.