Theo ông Grushko, các cuộc tham vấn (do 3 nước thống nhất) "sẽ được tiếp tục và không liên quan gì đến phiên tòa liên quan đến vụ tai nạn của chuyến bay MH17 (đang diễn ra ở Hà Lan)".
Sau vụ tai nạn của MH17, một đội điều tra chung (bao gồm đại diện của Hà Lan, Australia, Bỉ, Malaysia và Ukraine) đã được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines (do máy bay chở khách Boeing-777) đi từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia), đã bị bắn hạ trên khu vực Cộng hòa Nhân dân Donetsk (phía đông Ukraine) vào ngày 17/7/2014, bởi một tên lửa phòng không Buk. Vụ tai nạn đã khiến tất cả 283 hành khách và 15 người thuộc phi hành đoàn thiệt mạng. Các nạn nhân đến từ 17 quốc gia. Hầu hết (193 người) là công dân Hà Lan.
Vào tháng 6/2019, đội điều tra chung thông báo đã xác định được bốn nghi phạm liên quan đến vụ tai nạn (ba người quốc tịch Nga và một người Ukraine). Phiên toà xét xử các nghi phạm này đã được mở tại Hà Lan hôm 9/3/2020.
Tại phiên tòa, các công tố viên Hà Lan đã cáo buộc rằng bốn người đàn ông có trách nhiệm trong vụ phóng tên lửa đều là chỉ huy cấp cao chiến đấu với lực lượng Ukraine tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Đưa tin về phiên tòa, The Guardian cho biết, do Nga không cho phép dẫn độ công dân của mình nên có nghi phạm nào xuất hiện tại tòa vào ngày 9/3. Chín luật sư đã được thuê để đại diện cho một số nạn nhân và gia đình của họ.
Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài vài tháng. Hồ sơ vụ án có đến 36.000 trang cùng nhiều bằng chứng kỹ thuật số. 84 người thân của các nạn nhân đã thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo luật pháp Hà Lan.
Công tố viên Ward Ferdinandusse cho biết, bốn bị cáo đã khai "chiếc máy bay đã bị bắn hạ". "Chúng tôi không nghĩ rằng những bị cáo này đã nhấn nút phóng tên lửa Buk", ông nói. Tuy nhiên, "chúng tôi nghĩ rằng họ đã đóng một vai trò điều phối quan trọng trong việc vận chuyển và định vị Buk-Telar, khiến họ có thể phải chịu trách nhiệm theo luật hình sự về việc gây ra vụ tai nạn của MH17".
Nga luôn phủ nhận mọi liên quan đến vụ bắn rơi máy bay. Theo TASS, chính quyền Nga đã nhiều lần đặt câu hỏi về kết luận của Đội điều tra chung và nhấn mạnh sự miễn cưỡng của họ khi tính đến các lập luận của Nga về vụ tai nạn này.
Hồi đầu tháng 3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, đã cáo buộc chính quyền Hà Lan "dàn dựng một chiến dịch truyền thông để bù đắp cho những lỗ hổng trong các bằng chứng và lắp ráp các sự kiện để phù hợp với phán quyết đã định trước" trong vụ xét xử liên quan đến tai nạn của MH17.