Nga: 'Cuộc đua' bất thành của thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny

Ông Alexei Navalny phát biểu trước Ủy ban Bầu cử Trung ương ở Moskva hôm 25/12/2017
Ông Alexei Navalny phát biểu trước Ủy ban Bầu cử Trung ương ở Moskva hôm 25/12/2017
(PLO) - Thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny (Aleksey Navalny) khiến dư luận chú ý sau khi mở cuộc điều tra dựa theo 7 video trên YouTube và 14 hình ảnh do người mẫu Anastasiya Vashukevich tải trên Instagram. 

Người mẫu Anastasiya Vashukevich có nghệ danh Nastya Rybka (mới bị bắt ở Thái Lan) cho biết, cô được thuê đi chơi với 2 người đàn ông Nga trên chiếc du thuyền đến vùng biển ngoài khơi Na Uy. Và trong 1 đoạn video có hơn 4 triệu lượt người xem sau khi tải lên trang web hôm 8/2, ông Alexei Navalny tuyên bố: 1 đại gia đưa 1 quan chức chính phủ cấp cao đi chơi trên du thuyền của mình, đó là hối lộ. Một đại gia chịu mọi chi phí, gồm cả thiếu nữ của cơ quan dịch vụ “người hộ tống”. Tin hay không thì tùy, đó cũng là hối lộ”. 

Tuy không phủ nhận cuộc gặp với Phó Thủ tướng Sergei Prikhodko trên du thuyền của mình, nhưng tỷ phú Oleg Deripaska phủ nhận cáo buộc hối lộ chính khách, và coi cuộc điều tra của ông Alexei Navalny là một chiến dịch bôi nhọ uy tín.

Từ các cáo buộc

Điều đáng nói là mặc dù không có chứng cứ, nhưng ông Alexei Navalny lại cáo buộc tỷ phú Oleg Deripaska đã cung cấp cho Phó Thủ tướng Sergei Prikhodko thông tin về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, sau khi biết từ cựu giám đốc tranh cử Paul Manafort (thông qua quan hệ làm ăn) của Tổng thống Donald Trump.

Ông Alexei Navalny (giữa) bị bắt
Ông Alexei Navalny (giữa) bị bắt

Trước đó, ông Alexei Navalny từng tải một video về những tòa nhà sang trọng được cho là của Thủ tướng Nga và ông Dmitry Medvedev đã phủ nhận chuyện này. Ủy ban giám sát truyền thông liên bang Nga (Roskomnadzor) đã yêu cầu ông Alexei Navalny hủy cuộc điều tra của mình và việc này được tờ The Guardian đưa tin. Theo đó, Roskomnadzor dọa chặn YouTube và Instagram, nếu 2 trang web này không rút các video và ảnh chụp Phó Thủ tướng Sergei Prikhodko với ông Oleg Deripaska trên một chiếc du thuyền hạng sang.

Hơn 4 năm trước (13/3/2014) Roskomnadzor từng tuyên bố, 2 trang web hàng đầu của phe đối lập và trang blog của ông Alexei Navalny đã bị chặn. Khi đó, Roskomnadzor thông báo, họ đã liệt thêm 3 trang web tin tức đối lập, trong đó có Grani.ru và EJ.ru và trang blog Live Journal của ông Alexei Navalny vào “danh sách đen”.

Điện Kremlin từng tuyên bố, không coi thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny là mối đe dọa chính trị trước thềm cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 18/3. Bởi những cuộc biểu tình do ông Alexei Navalny tổ chức (ở Moskva, Novosibirsk, Kurgan, Vladivostok và Saint Petersburg) không lớn đến mức tạo ra mối đe dọa. Tòa án Tối cao Liên bang Nga đã bác đơn khiếu nại của ông Alexei Navalny, giữ nguyên quyết định của Ủy ban bầu cử trung ương Nga - cấm thủ lĩnh đối lập tham gia cuộc bầu cử tổng thống.

Ông Ivan Zhdanov, người phát ngôn của ông Alexei Navalny cho biết, nhóm ủng hộ thủ lĩnh đối lập tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân quyền châu Âu, sau khi đơn khiếu nại bị Tòa án Tối cao Liên bang Nga bác bỏ. Theo giới truyền thông, ngày 25/12/2017, với 12 phiếu thuận và 1 phiếu trắng, Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã thông qua quyết định chính thức cấm ông Alexei Navalny tham gia cuộc bầu cử tổng thống Nga vì không đủ tư cách - từng bị kết án 5 năm tù án treo vì phạm tội tham ô.

Riêng trong năm 2017, ông Alexei Navalny bị bắt 3 lần và bị kết án 30 ngày tù vì tổ chức biểu tình trái phép.

Ông Alexei Navalny bị tòa án Moskva kết án 15 ngày giam giữ vì chống lại cảnh sát
Ông Alexei Navalny bị tòa án Moskva kết án 15 ngày giam giữ vì chống lại cảnh sát

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã cáo buộc Mỹ tìm cách tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ở nước này, nhất là thông qua cái gọi là “Báo cáo Kremlin”. Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov từng tuyên bố, gói biện pháp trừng phạt mới của Washington áp đặt đối với Moskva là âm mưu nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng từng cho rằng, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ là sự can thiệp trực diện vào quy trình bầu cử và vấn đề nội bộ Nga. Tổng thống Putin cũng vừa yêu cầu giới chức Nga cần giám sát hoạt động của "một số công ty" truyền thông xã hội trong bối cảnh diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18/3, cũng như phải đánh giá mức độ can dự của các công ty truyền thông này vào những hoạt động chính trị trong nước.

Được biết, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã phê chuẩn quyết định cấm phóng viên các hãng truyền thông của Mỹ thuộc diện cơ quan nước ngoài hoạt động tại Nga, trong đó Voice of America (VOA) và Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL), ra vào và tác nghiệp tại các phiên họp của Duma Quốc gia. Hãng Sputnik dẫn một nguồn tin trong Thượng viện Nga cho biết, Mỹ đang có kế hoạch tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Nga sắp tới, thông qua nhiều tổ chức phi lợi nhuận được thành lập riêng cho mục đích này.

Tới những vụ bắt giữ

Gần 2 tháng trước (28/1), cảnh sát đã bắt ông Alexei Navalny ngay sau khi thủ lĩnh đối lập xuất hiện tại một cuộc tụ tập kêu gọi cử tri tẩy chay “cuộc bầu cử gian lận”. Trước đó, cảnh sát đã đột kích văn phòng của ông Alexei Navalny ở Moskva và tịch thu các thiết bị tại đây. Nhưng sau đó cảnh sát đã thả ông Alexei Navalny và theo luật sư Olga Mikhailova, người bảo vệ quyền lợi pháp lý cho thủ lĩnh đối lập, thân chủ của mình vẫn phải hầu toà.

Ông Alexei Navalny nói với báo chí tại tòa ở Moskva.
Ông Alexei Navalny nói với báo chí tại tòa ở Moskva.

Và nếu bị cáo buộc vi phạm luật về tổ chức biểu tình, ông Alexei Navalny có thể phải đối mặt với bản án lên tới 30 năm tù. Ngày 13/12/2016, ông Alexei Navalny chính thức tuyên bố ra tranh cử và chiến dịch tranh cử tổng thống Nga bắt đầu từ ngày 18/12/2017. Hãng Reuters từng dẫn tuyên bố của người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov, theo đó cơ quan chức năng muốn điều tra thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny vì lời kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống, sau khi ông bị cấm ra tranh cử. 

Ông Alexei Navalny sinh năm 1976 tại Butyn, Moskva, đã tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga năm 1998, là luật sư, nhà hoạt động tài chính và chính trị thường xuyên chỉ trích Tổng thống Putin. Theo hãng Reuters, ông Alexei Navalny đã bị cảnh sát bắt sau khi trốn lệnh quản thúc tại gia để tham gia cuộc tuần hành của phe đối lập ở Moskva.

Sau đó, tòa án Tver ở Moskva tuyên bố ông Alexei Navalnyi đã không tuân thủ yêu cầu hợp pháp của cảnh sát khi bị bắt trong cuộc tuần hành bất hợp pháp ở thủ đô và phạt thủ lĩnh đối lập 15 ngày tù giam, cùng khoản tiền phạt 20.000 ruble. Tòa án Leninsky của thành phố Kirov từng tuyên bản án 5 năm tù cho hưởng án treo đối với ông Alexei Navalny vì phạm tội tổ chức biển thủ 16 triệu ruble của doanh nghiệp Kirovles.

Thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny.
Thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny.

Trước đó, anh em nhà Navalny còn bị cáo buộc biển thủ 30 triệu ruble của 2 công ty, trong đó có một chi nhánh của công ty mỹ phẩm Pháp Yves Rocher, trong giai đoạn 2008-2012. 

Ngày 31/12/2015, Moskva yêu cầu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chấm dứt gây sức ép đối với hệ thống tư pháp Nga cũng như không được chính trị hóa “vụ án của anh em Navalny”. Trước đó (30/12/2014), người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeffrey Rathke cho biết, Washington quan ngại trước việc một tòa án Nga kết tội ông Alexei Navalny và người em trai Oleg Navalny phạm tội biển thủ và tuyên phạt họ 3,5 năm tù giam.

Gần 4 năm trước (20/6/2014), cảnh sát đã lục soát nhà riêng của ông Alexei Navalny và luật sư Vladimir Kobzev của thủ lĩnh đối lập đã xác nhận việc này trên Twitter - thân chủ bị các nhà điều tra, cảnh sát tới căn hộ ở thủ đô Moskva lúc 4 giờ sáng. Việc này diễn ra khi ông Alexei Navalny đang bị xét xử trong một vụ gian lận khác và bị quản thúc tại gia cùng lệnh cấm sử dụng điện thoại và Internet.

Tổng thống Putin đã bổ nhiệm ông Alexander Rumyantsev - Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Dmitry Rogachev, ông Sergei Kogogin - Giám đốc điều hành công ty chế tạo ô tô KAMAZ và bà Yelena Shmelyova - Giám đốc trung tâm giáo dục trẻ em năng khiếu, cùng quản lý chiến dịch tái tranh cử của mình. Khác với các nhiệm kỳ trước, lần này ông Putin tuyên bố tái tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập.

Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền muốn Tổng thống Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 18/3. Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã cho phép ông Putin mở một tài khoản phục vụ công tác tranh cử. Theo luật pháp Nga, mọi hoạt động phục vụ chiến dịch tranh cử phải chi từ tài khoản này và tài khoản đó không được vượt quá 400 triệu ruble (khoảng 6,96 triệu USD). Theo các kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 70% cử tri sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin.

Đọc thêm

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.