Nét độc đáo trong văn hoá trà đạo của người Trung Quốc

Nét độc đáo trong văn hoá trà đạo của người Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trà đạo là một trong những phong tục truyền thống nổi tiếng nhất của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và trở thành nét văn hoá độc đáo không thể thiếu ở đất nước này. Nếu được mời tham gia vào một buổi trà đạo, thì bạn nhất thiết phải biết một số kiến thức nhất định.

Các loại trà đạo ở Trung Quốc

Nếu đến thăm Trung Quốc, bạn cũng có thể xem và thử một buổi trà đạo truyền thống của Trung Quốc trong một quán trà. Những buổi lễ này có mặt ở khắp các thị trấn và thành phố ở Trung Quốc.

Có một số loại trà đạo khác nhau tại Trung Quốc, trong đó được thực hành nhiều nhất là trà đạo Gongfu (hay còn gọi là Kungfu). Đây là loại trà đạo thường được thực hiện trong các quán trà, sử dụng trà ô long theo truyền thống phục vụ cho những người tham gia.

Ngày nay, nghi lễ trà truyền thống đã trở nên phổ biến trong các đám cưới của người Trung Quốc và các sự kiện trang trọng khác

Ngày nay, nghi lễ trà truyền thống đã trở nên phổ biến trong các đám cưới của người Trung Quốc và các sự kiện trang trọng khác

Trà đạo Wu-wo là một ví dụ nổi tiếng khác; loại trà đạo này có nguồn gốc từ Phật giáo và đưa hoạt động biểu diễn tiến thêm một bước khi khuyến khích những người tham gia không quan tâm đến học vấn, ngoại hình và sự giàu có của họ. Mục đích của việc này là thiết lập sự bình đẳng trong nhóm và thúc đẩy sự giao lưu kết nối.

Để có một buổi trà đạo hoàn hảo

Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một buổi trà đạo, và các dụng cụ dùng để pha trà phải là sự kết hợp cực kì tỉ mỉ và tinh tế. Ấm trà bằng sứ hoặc ấm trà Yixing đặc biệt được sử dụng để pha trà, và được giữ trên khay ủ cùng với các vật dụng quan trọng khác. Chúng bao gồm một bình pha trà để đảm bảo hương vị nhất quán trong trà, cũng như bộ hẹn giờ pha trà để hẹn giờ pha hoàn hảo và một bộ lọc để lọc sạch lá.

Theo thông lệ, cần có cả dụng cụ để lau ấm trà như một miếng vải hoặc khăn màu sẫm để làm sạch vết bẩn và ít nhất ba tách trà để uống.

Theo thông lệ, cần có cả dụng cụ để lau ấm trà như một miếng vải hoặc khăn màu sẫm để làm sạch vết bẩn và ít nhất ba tách trà để uống.

Bản thân trà cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Những người tổ chức một buổi lễ trà đạo cũng cần phải lựa chọn trà dựa trên các đặc điểm như hương thơm, mùi vị, hình dạng của lá. Nước sạch nhất và tinh khiết nhất cũng phải được sử dụng.

Thủ tục trà đạo

Trước hết, người thực hiện nghi lễ làm nóng nước trong một ấm đun nước, trước khi đặt ấm trà và chén vào ấm để làm ấm chúng để chúng sẵn sàng pha và uống từ đó. Các lá trà sau đó được chuyển cho các thành viên khác nhau trong buổi trà đạo, để họ có cơ hội kiểm tra trà và bày tỏ sự ngưỡng mộ về chất lượng, hương thơm của chúng.

Một buổi trà đạo truyền thống kéo dài khoảng 20-25 phút.

Một buổi trà đạo truyền thống kéo dài khoảng 20-25 phút.

Tỷ lệ trà trên nước có thể thay đổi tùy thuộc vào loại trà được sử dụng và kích thước ấm trà, nhưng nhìn chung, một thìa lá trà được sử dụng cho mỗi một phần tư cốc. Sau khi cho lá trà vào, ấm trà được đặt vào trong một cái bát, và người biểu diễn nâng ấm lên cao ngang vai, rót nước vào ấm từ độ cao đó và dừng lại khi nước bắt đầu tràn. Bất kỳ phần nào rơi vãi và lá trà đều được lau sạch trước khi đậy nắp vào ấm trà và để trà ngâm.

Các tách trà uống xong sẽ được được đặt úp ngược - nghi thức này được cho là sẽ mang lại sự hạnh phúc và thịnh vượng

Các tách trà uống xong sẽ được được đặt úp ngược - nghi thức này được cho là sẽ mang lại sự hạnh phúc và thịnh vượng

Công đoạn tiếp theo là rót trà từ ấm trà vào bình pha trà, và sau đó vào các tách. Mỗi người tham gia sau đó được phát một tách trà. Trước khi nhấp một ngụm, trước hết nên thưởng thức hương thơm của trà và nhớ cầm tách trà bằng cả hai tay. Sau đó, nên uống trà thành ba ngụm: ngụm đầu tiên là ngụm nhỏ, thứ hai là chính là ngụm lớn nhất, và thứ ba để cạn cốc và thưởng thức dư vị. Những tách trà tiếp theo có thể được chuẩn bị và rót nhiều lần tùy theo ý thích của những người tham gia buổi lễ.

Những việc không nên làm trong buổi trà đạo

Hút thuốc là điều tối kỵ và được coi là thiếu tôn trọng chủ buổi lễ trà đạo. Đừng nhổ trà của bạn ra vì đây là cách cư xử tồi tệ nhất khi thể hiện với họ.

Tiếp theo, nên chú ý đến cách cư xử và hành động của bạn. Đảm bảo di chuyển một cách uyển chuyển, đặc biệt là bằng tay và nét mặt. Đừng lơ đễnh trong buổi lễ, hãy luôn chú ý đến những gì đang diễn ra. Điều đó sẽ có ý nghĩa hơn đối với chủ buổi trà đạo nếu bạn trông thư thái, vui vẻ và thể hiện lòng biết ơn cũng như sự ngưỡng mộ của mình.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.