Nên dạy trẻ mồ côi lòng từ bi, không oán hận

 Vu lan, hay Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Thế nên hàng năm vào ngày này, các chùa Việt Nam thường thiết lễ trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ, để được nghe các thầy giảng về đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành. Mùa Vu lan năm nay, sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) đã dành cho PLVN buổi trò chuyện về chữ Hiếu.

Vu lan, hay Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Thế nên hàng năm vào ngày này, các chùa Việt Nam thường thiết lễ trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ, để được nghe các thầy giảng về đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành. Mùa Vu lan năm nay, sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) đã dành cho PLVN buổi trò chuyện về chữ Hiếu.

Chữ Hiếu theo quan niệm nhà Phật

Từ góc độ tu hành, sư thầy nhìn nhận thế nào về chữ Hiếu?

- Không riêng gì Phật giáo mà trong đời sống hàng ngày, hiếu đạo luôn là nghĩa sống cao đẹp, thiêng liêng của mỗi con người. Con người ta khi đã được sinh ra, hiện hữu ở trên đời thì tất phải có tổ, có tông, có đấng sinh thành. Và, hiếu đạo cũng từ đó mà có. Người phàm cho rằng có thể đền đáp ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục bằng của cải vật chất, tiền bạc và lòng thương kính, nhưng theo Phật giáo thì quan niệm về sự đền đáp ấy là chưa đủ.

a
Sư thầy Thích Đàm Lan

Người con còn có bổn phận đem lại cho cha mẹ chánh kiến, chánh tín, giới thiệu con đường giải thoát giới định tuệ hầu giúp cha mẹ loại trừ các ác nghiệp, tăng trưởng các thiện nghiệp, đi dần về giải thoát sinh tử khổ đau. Sự đáp đền này gọi là sự đáp đền của người Phật tử, hay của người trí tuệ và chỉ bằng sự đáp đền này mới tương xứng với công ơn của cha mẹ.

Nhưng cũng nên biết rằng, chữ Hiếu trong Phật giáo không chỉ bó gọn là sự hiếu lễ với tổ tiên, đấng sinh thành. Mà nó còn là hiếu lễ với đất nước, nguồn cội. Một điểm khác biệt nữa là người Phật tử tin tưởng vào lý thuyểt nghiệp báo, luân hồi, để từ đó coi nhân loại và chúng sinh đã từng là thân quyến, anh em, cha mẹ của nhau, nên việc báo hiếu trở thành hành vi cư xử tốt đẹp với mọi người xung quanh mình. Nói khác đi, hiếu của người Phật tử là hiếu đối với mọi người khi hành vi cư xử trở nên bình đẳng đối với mọi chúng sinh. 

Với cha mẹ, tiền tài không thể sánh với tinh thần

Trong đời sống đương đại, có nhiều lúc, nhiều nơi, chữ Hiếu bị sao nhãng, bế tắc vì những lý do khách quan đưa lại. Theo sư thầy, có lối thoát để khơi thông bế tắc này không?

- Đúng là trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ Hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũng có không ít điều thay đổi.  Tôi đã đi ra nước ngoài và thấy ở đó, do điều kiện sống mà chữ Hiếu cũng phần nào phai nhạt. Ở Việt Nam mình tuy chưa đến mức vậy nhưng cũng có nhiều lúc, nhiều nơi, chữ Hiếu khó có cơ hội thể hiện. Ví dụ đơn giản như con cái đi làm về mệt, nhìn mâm cơm đạm bạc do bố mẹ ở nhà chuẩn bị thấy nặng nề, khó chịu, thế là buông lời trách móc mà không biết đó cũng là việc làm phạm vào hiếu hạnh...

Thế nên tôi nghĩ để dung hòa chữ Hiếu với đời sống hiện tại, để khơi thông bế tắc thì tự thân mỗi người phải biết điều chỉnh bản thân bằng nhiều cách. Như khi đi làm về đến nhà thì hãy bỏ hết bực phiền ở ngoài cửa để định tâm đối đãi với mẹ cha, hãy thường xuyên nhắc nhở mình rằng phút giây được sống với mẹ cha sẽ không kéo dài để biết trân trọng, yêu thương vì đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả, tinh thần mới là điều quan trọng. Tóm lại, hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức quyết định.

Một lưu ý nhỏ nữa là hiện nay tôi theo dõi thấy có rất nhiều vụ án mà thủ phạm là những đứa con bất hiếu. Nhưng nguồn cơn đưa đẩy đến sự bất hiếu này thường xuất phát từ chính những người làm cha làm mẹ. Họ hành xử vì quyền lợi cá nhân hay vì những suy nghĩ ích kỷ nhất thời mà không hiểu rằng, chữ Hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người, mà trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Nói như ca dao xưa “Nếu mình hiếu với mẹ cha/ Chắc con cũng hiếu với ta khác gì/ Nếu mình ăn ở vô nghì/ Đừng mong con hiếu làm gì hoài công”.

Đừng ai hiếu thuận muộn màng

Nhiều người nghĩ rằng cứ làm cỗ to giỗ cha giỗ mẹ, rồi đốt thật nhiều vàng mã, đồ vật mã gửi xuống cõi âm là chữ Hiếu đã được thỏa mãn, làm tròn. Là người thấu hiểu thuyết giáo nhà Phật, theo sư thầy điều này có đúng không?

- Tôi xin khẳng định luôn là quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi tục lệ đốt vàng mã có xuất phát điểm hoàn toàn khác với sự thể hiện hiếu lễ. Không ít người không biết hỏi han, chăm lo cho bố mẹ khi các bậc sinh thành còn sống mà chỉ biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn, đốt thật nhiều vàng mã như một sự an ủi, ăn năn khi bố mẹ ra đi. Đó vẫn là sự hiếu thuận, nhưng là sự hiếu thuận muộn màng, không tác dụng. Ngày nay, mừng là càng có nhiều người ngộ ra được điều này. Thay vì đốt thật nhiều vàng mã, họ đã đi làm từ thiện, tìm đến các chùa phụ giúp việc nuôi trẻ, nuôi người già cô đơn như một cách để chuộc lại lỗi bất hiếu với cha mẹ. Lễ Vu lan cũng là một cơ hội để mọi người thể hiện điều đó.

Dạy trẻ mồ côi lòng từ bi, không oán hận

Chùa Bồ Đề là nơi nuôi dạy rất nhiều trẻ mồ côi (gần 20 năm qua, chùa Bồ Đề đã trở thành ngôi nhà tình thương nuôi dưỡng hàng trăm trẻ mồ côi không nơi nương tựa, hiện chùa đang nuôi dưỡng hơn 150 trẻ - PV). Những đứa trẻ chưa được một lần biết mặt mẹ cha hoặc chỉ là những ký ức xa mờ trong tâm trí. Với các em, sư thầy giảng như thế nào về chữ Hiếu?

- Theo tôi, hiếu hạnh là một trong những đức tính mà con người cần phải có để trở nên người tốt, chứ không riêng gì chỉ để báo hiếu với mẹ cha. Thế nên tôi vẫn dạy các con rằng, tuy các con lớn lên không có mặt mẹ cha, nhưng ngày ngày khi các con soi gương thấy mình trong đó là cũng như thấy được hình bóng của cha mẹ mình vì khuôn mặt, mái tóc, nụ cười của các con hôm nay chính là do cha mẹ tặng cho. Nên các con phải biết ơn mẹ cha, biết ơn trời đất về điều đó. Nhiều đứa trẻ ở đây tuy chưa một lần được nhìn thấy mặt cha mẹ nhưng trong sâu thẳm lòng chúng, chúng vẫn cố hình dung ra mặt cha mẹ mình như thế nào và khao khát được cha mẹ đến đón về. Như vậy, tự thân trong chúng đã nẩy sinh lòng yêu thương, từ bi, không oán hận. Và đó cũng là nền tảng không thể thiếu của nhân cách mỗi con người.

Xin cảm ơn sư thầy!

Hồng Minh - Thùy Dương (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).