Nấu thức ăn bằng lò vi sóng, hại hay lợi?

Một số người không dám dùng lò vi sóng chế biến thức ăn hay chỉ đơn giản là hâm nóng cháo, bột cho con vì lo ngại rằng, thực phẩm nấu bằng sóng viba có thể nhiễm sóng và gây ảnh hưởng bất lợi cho người ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phủ nhận nghi ngờ đó.

Một số người không dám dùng lò vi sóng chế biến thức ăn hay chỉ đơn giản là hâm nóng cháo, bột cho con vì lo ngại rằng, thực phẩm nấu bằng sóng viba có thể nhiễm sóng và gây ảnh hưởng bất lợi cho người ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phủ nhận nghi ngờ đó.

Nhiều người tỏ ý nghi ngờ sóng viba của lò vi sóng tác động đến các tế bào chất của thực phẩm, làm biến chất thực phẩm và lâu dài gây tác hại cho người ăn thực phẩm đó. Tuy nhiên, TS Kristin Hendrickson, ngành hóa sinh, Đại học Bang Arizona (Mỹ) cho rằng, lo ngại về việc sóng viba có thể phá hủy chất dinh dưỡng hay do lò vi sóng làm cho thực thẩm mất an toàn là không có cơ sở.

Mặc dù lò vi sóng - cũng như mọi phương pháp nấu nướng khác - đều làm giảm một lượng nhỏ vitamin có trong thực phẩm, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng thậm chí còn tốt hơn chế biến theo những cách truyền thống.

Hình minh họa
Hình minh họa
Theo TS Kristin Hendrickson, lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung động những hợp chất, cụ thể là các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt do ma sát.
KS điện - điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cũng khẳng định, cơ chế hoạt động này giúp sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều. Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm có thể làm phân rã một số thành phần nhỏ có trong thực phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, và cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.
Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, cấu thành từ các chất vĩ mô (đạm, carbonhydrate và chất béo), các chất vi mô (vitamins, chất khoáng), chất xơ và nước. TS Hendrickson khẳng định, việc nấu bằng lò vi sóng không ảnh hưởng đến hàm lượng calo hay độ an toàn đối với sức khoẻ của các chất vĩ mô, dù là ở mức nhỏ nhất. Tất cả các phương pháp làm nóng thực phẩm, kể cả lò vi sóng hay bất kể phương pháp truyền thống nào, đều làm biến tính proteins.
Tuy nhiên, quá trình biến tính proteins lại không hề làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Các vitamin là những chất vi mô mà tế bào cơ thể cần để duy trì trạng thái khoẻ mạnh.
Việc đun nấu sẽ làm giảm bớt hàm lượng vitamin trong thực phẩm ở một mức rất nhỏ", TS Hendrickson trích nghiên cứu của TS David Zhang đăng trên Tạp chí khoa học "Hóa thực phẩm". Theo đó, TS Zhang lưu ý rằng, tất cả thực phẩm nấu chín đều có hàm lượng vitamin thấp hơn khi còn tươi sống, đặc biệt là đối với rau củ. Để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cân bằng như thực phẩm tươi sống chỉ cần ăn nhiều hơn một chút thực phẩm cùng loại đã nấu chín.
Thực chất, lượng vitamin trong thực phẩm giảm dần khi thời gian đun nấu tăng lên. Do vậy, thời gian nấu nướng càng ngắn - không quan trọng phương thức nấu - thì càng giữ được nhiều vitamin. Một nghiên cứu của TS Michael Schnepf (Đại học Bang Indiana, Mỹ) đã cho thấy rằng, rau củ nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống, vì lò vi sóng nấu thực phẩm đến cùng mức độ chín nhưng trong thời gian ngắn hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội):  Bất kể loại thực phẩm nào qua chế biến, dù bằng phương thức chế biến nào đi nữa (luộc, rán, nướng, nấu vi sóng...) cũng đều gây biến đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự biến đổi đó có gây độc hay không. Nấu bằng lò viba, khả năng biến đổi chất của thực phẩm là không đáng kể, mà thực tế thực phẩm được nấu chín đều, chín từ trong tâm của khối thực phẩm, và quan trọng là không tạo ra chất độc.

Theo Gia đình

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.