Nam bệnh nhân vô danh mất trí nhớ, bệnh viện cưu mang suốt 3 tháng

Bệnh nhân khoảng 60 tuổi bị tai nạn vào viện Nhân dân Gia Định khi hôn mê, không giấy tờ tùy thân, lúc tỉnh cũng không nhớ mình là ai.

Ba tháng kể từ khi được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu, hiện nam bệnh nhân không còn hôn mê nhưng vẫn mất trí nhớ, cũng không người thân đến nhận.

Ngày 16/2 người đàn ông này nhập viện trong tình trạng nứt sọ, máu tụ ngoài màng cứng, hôn mê phải điều trị một tuần mới hồi tỉnh. 

Bệnh nhân được chăm sóc suốt 3 tháng qua vì không thể làm thủ tục xuất viện dù bệnh đã ổn. Ảnh: Lê Phương.

Nam bệnh nhân vô danh được chăm sóc suốt 3 tháng qua tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh:Lê Phương.

Chị Trần Phi Yến, điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại Thần kinh cho biết bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân nên mọi sinh hoạt suốt ba tháng qua do các y bác sĩ thay phiên. Mỗi ngày các điều dưỡng chia nhau cho bệnh nhân uống sữa, lau người, thay tã. "Bệnh viện phải vận động mạnh thường quân hỗ trợ sữa, tã để giúp bệnh nhân", điều dưỡng Yến chia sẻ. 

Bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết bệnh nhân thật ra đã được chỉ định xuất viện từ lâu nhưng vì tình trạng vô danh, không tên tuổi không người thân nên không thể làm giấy tờ xuất viện. Bệnh viện cũng đã liên hệ phòng lao động thương binh xã hội, các trung tâm bảo trợ... để đưa bệnh nhân vào nhưng vẫn không nơi nào chịu nhận.

Theo bác sĩ Hân, ngoài người đàn ông này, bệnh viện đang chăm sóc 4 bệnh nhân vô danh khác. Họ không thể xuất viện dù đã điều trị ổn định sức khỏe. Thông thường khi tiếp nhận cấp cứu, các bác sĩ phải đảm bảo điều trị bệnh nhân ổn định sức khỏe rồi sau đó liên hệ tìm thân nhân. Nhiều trường hợp bệnh viện phải liên hệ chính quyền địa phương, lần tìm người nhà theo các manh mối có được, đăng báo tìm người thân...

Một trường hợp khác đang điều trị 2 tháng tại Bệnh viện Nhân dân Gia định, tốn hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Phương.

Một bệnh nhân không người chăm sóc đang điều trị hơn hai tháng tại viện, chi phí hơn 100 triệu đồng. Ảnh:Lê Phương.

Những bệnh nhân mất trí nhớ, không thể tự chăm sóc bản thân, sống thực vật, không tìm ra người nhà... trước đây được Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM đưa vào các trung tâm nuôi dưỡng, mái ấm, nhà ở xã hội. Từ đầu năm 2018, do quy chế có nhiều thay đổi, Sở giao công tác này về Phòng Lao động Thương binh Xã hội của các quận phụ trách nên bệnh viện liên hệ gặp khó khăn.

"Những trường hợp này thật sự là gánh nặng cho bệnh viện, về chi phí, nhân lực, giường bệnh, ảnh hưởng đến việc điều trị của các bệnh nhân khác, đặc biệt khi bệnh viện phải tự chủ tài chính", bác sĩ Hân chia sẻ. Bệnh nhân đã được điều trị ổn định, nằm lâu trong viện cũng đối diện nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.