Năm 2021 sẽ có 3 Kỳ họp của Quốc hội

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đưa ra tại phiên họp sáng 16/4 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội theo hình thức trực tuyến để thẩm tra Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và một số kiến nghị, đề nghị xây dựng luật của đại biểu Quốc hội.

Trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 2019, các bộ đã trình Chính phủ cho ý kiến 21/21 dự án luật, pháp lệnh.

Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 08/6/2018 của Quốc hội, trong năm 2019, Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới để trình Quốc hội 18 dự án luật. 

Sau khi điều chỉnh Chương trình, tổng số dự án là 29 dự án, dự thảo. Trong số này, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 20/29 dự án, dự thảo; cho ý kiến 8 dự án luật; UBTVQH xem xét cho ý kiến đối với 1 pháp lệnh.

Theo Nghị quyết số 78/2019/QH14 của Quốc hội, năm 2020 Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 16 dự án luật.

Tuy nhiên, hiện, Chính phủ Chính phủ đang đề nghị bổ sung vào Chương trình 8 dự án, dự thảo và đưa ra khỏi Chương trình 1 dự án.

Nếu đề nghị điều chỉnh Chương trình được chấp thuận, năm 2020,Chính phủ sẽ phải phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 24 dự án, dự thảo.

Cụ thể, tại họp thứ 9, phối hợp chỉnh lý 8 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 3 dự thảo nghị quyết theo quy trình một kỳ họp; cho ý kiến 07 dự án. 

Tại Kỳ họp thứ 10, phối hợp chỉnh lý 7 dự án đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9; cho ý kiến và thông qua theo quy trình một kỳ họp 2 dự án, dự thảo nghị quyết và trình mới 3 dự án; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1 dự thảo nghị quyết.

Về đề nghị của Chính phủ về chương trình năm 2021, điều chỉnh chương trình năm 2020, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, trên cơ sở xác định nhiệm vụ thể chế tại các nghị quyết, văn bản của Đảng, căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020 được lập trên nguyên tắc ưu tiên đề xuất vào Chương trình năm 2021 và bổ sung Chương trình năm 2020 các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là các dự án, dự thảo để triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, 9, 10 và 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện chương trình, tránh dồn quá nhiều dự án, dự thảo vào Chương trình năm 2020; dồn quá nhiều dự án cùng 1 cơ quan soạn thảo, thẩm tra nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng soạn thảo, thẩm tra, đồng thời phải bảo đảm tính linh hoạt, có “độ mở” nhất định để có thể đề xuất bổ sung một số dự án, dự thảo vào Chương trình.

Thứ ba, việc đưa các dự án, dự thảo vào Chương trình năm 2021 cần tính đến đặc thù là năm 2021 sẽ có 3 Kỳ họp của Quốc hội (gồm 1 kỳ họp của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và 02 Kỳ họp của Quốc hội Khóa XV). 

Tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV và Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Quốc hội sẽ không dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật mà chủ yếu tập trung đánh giá, tổng kết hoạt động của Quốc hội Khóa XIV và chuẩn bị tổ chức, nhân sự cho Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2021 gồm 8 dự án.

Trong đó, tại Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV, Chính phủ chỉ đề nghị đưa 2 dự án vào Chương trình thông qua tại Kỳ họp này là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới, thường chỉ kéo dài 02 tuần và Quốc hội sẽ tập trung thảo luận về công tác tổ chức, nhân sự, nên Chính phủ không đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào Chương trình kỳ họp này. 

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, chương trình thông qua 1 dự án là Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), được gối từ Chương trình năm 2020 sang; cho ý kiến 5 dự án gồm Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Cảnh sát cơ động, Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.