Năm 2014, dồn sức đột phá về thể chế

(PLO) - Chiều qua (24/12), kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương “quyết liệt triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm ngay từ đầu năm các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, không thể thỏa mãn, chủ quan mà còn cần phấn đấu”.
Thành tựu kinh tế - xã hội tạo ổn định chính trị - xã hội
Trước những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, các thành viên Chính phủ đã làm rõ thêm nhiều vấn đề về nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển và quản lý thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ và “làm ấm” thị trường bất động sản, ổn định thị trường tài chính, đầu tư hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội…
Điểm lại những kết quả kinh tế - xã hội năm 2013, Thủ tướng khẳng định, những thành tựu này dẫn đến chính trị - xã hội ổn định trên cơ sở lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Nhà nước và tương lai phát triển. Tuy nhiên, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, kinh tế vĩ mô có mặt chưa vững chắc, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nợ xấu còn cao nên tăng trưởng còn chậm, tái cơ cấu chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nhanh mô hình tăng trưởng, cải cách hành chính, phòng, chống tội phạm, giảm tai nạn giao thông vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, chậm hoàn thiện thể chế, có qui định ban hành không sát thực tế, phối hợp còn có vấn đề, phân cấp chưa đủ rõ, trách nhiệm không rõ, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy, thanh tra, kiểm tra cần được lưu ý.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ năm 2014 rất nặng nề đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn mới hoàn thành, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải cụ thể hóa, thực hiện toàn diện các giải pháp với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014 với việc tiếp tục chỉ đạo tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 6,5 - 7% ngay từ đầu năm vì năm nay tăng bội chi, phát hành thêm 170.000 tỷ đồng trái phiếu, tăng tổng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán…
Thực hiện 3 đột phá chiến lược để phát triển bền vững
Thủ tướng nhấn mạnh đến việc thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng phục vụ cho lợi ích trước mắt và tạo nền tảng phát triển nhanh, bền vững cho những năm sau. 
Trong đó, theo Thủ tướng là phải tập trung cải cách thể chế để có Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, hoàn thiện kinh tế thị trường, phòng chống tham nhũng… Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước phải tái cơ cấu, nên các Bộ phải kiên quyết chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp trong năm 2014, trừ một số trường hợp được đề nghị chưa làm; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, nhất là cho các vùng dân tộc thiểu số, nhà cho người dân vùng lũ ở miền Trung, chính sách người có công, giảm nghèo, phát triển dịch vụ y tế, giáo dục… Đồng thời, chú trọng đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường, kiểm soát chặt, không cho xuất khẩu tài nguyên thô, “đóng cửa không khai thác để rừng tự nhiên phục hồi”, tăng cường quản lý các đoàn công tác nước ngoài để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo an toàn giao thông, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính… Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương phải cung cấp thông tin, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho người dân, tránh tình trạng thông tin bị lợi dụng, gây mất ổn định xã hội.
Một lần nữa, Thủ tướng lưu ý: “Trọng tâm của năm 2014 là phải tập trung các đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế và trước mắt, các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung lo Tết cho người dân an toàn, tiết kiệm, lành mạnh”. 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.