Mỹ, Trung Quốc và WHO - ai thực sự có lỗi vì dịch COVID-19?

Mỹ, Trung Quốc và WHO - ai thực sự có lỗi vì dịch COVID-19?
(PLVN) - Các nhà quan sát cho rằng "trò chơi đổ lỗi chính trị" giữa Mỹ, Trung Quốc và WHO về đại dịch COVID-19 khó có thể kết thúc sớm. 

Từ cạnh tranh gay gắt đến đổ lỗi quyết liệt

Khi phải vật lộn để đối phó với đại dịch virus corona, Washington đã sẵn sàng đổ lỗi cho các vấn đề mà nước Mỹ gặp phải do dịch COVID-19 cho Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó là lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO.

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ thông báo như vậy để "xem xét vai trò của tổ chức này trong việc khống chế và che đậy sự lây lan của virus corona". Ông cũng chỉ trích WHO "chú trọng Trung Quốc" trong việc đối phó với dịch COVID-19.

Các chuyên gia y tế vẫn chỉ trích mạnh mẽ việc Tổng thống Donald Trump quyết định không tiếp tục tài trợ cho WHO, gọi đó là hành vi  "nguy hiểm và thiển cận" giữa đại dịch.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông rất lấy làm tiếc về quyết định của ông Trump và phủ nhận việc WHO hành động có lợi cho Bắc Kinh. Ông hy vọng "Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đến với nhau và cùng chiến đấu với kẻ thù nguy hiểm này".

Tuần này, Tổng thống Trump đã chỉ trích WHO vì đã "công khai tán thành ý kiến cho rằng không có sự lây truyền từ người sang người của bệnh viêm phổi Vũ Hán vào giữa tháng 1/2020". Nhưng WHO khẳng định, tổ chức này ban hành nhiều thông báo về virus ngay trong tháng 1/2020 và duy trì các đánh giá dựa trên bằng chứng có sẵn tại thời điểm đó.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã tìm cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc "chính trị hóa đại dịch". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng cho rằng virus corona là do người Mỹ mang đến Trung Quốc chứ không phải virus xuất phát từ TP Vũ Hán - nơi dịch bệnh COVID-19 lần đầu tiên được xác định vào tháng 12/2019.

Các nhà phân tích nói rằng "trò chơi đổ lỗi" về đại dịch giữa Mỹ-Trung được sinh ra từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai nước. 

Những bước đi khiến Mỹ coi WHO là "đồng minh" của Trung Quốc

Cùng với đó, những đánh giá của WHO về phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe này đã khiến Mỹ cáo buộc Bắc Kinh "phản ứng chậm chạp ban đầu đối với sự bùng phát của virus corona". Mỹ còn cho rằng, WHO "đứng sau" để Trung Quốc che đậy về đại dịch.

Đầu tuần này, bà Margaret Harris, phát ngôn viên của WHO, thừa nhận với đài truyền hình CNN rằng vào thời điểm đó (ngày 5/1/2020 - PV), "tiếng chuông cảnh báo đã vang lên khắp các phòng của WHO và WHO đã nhận ra rằng tình hình dịch viêm phổi ở Trung Quốc là một vấn đề rất nghiêm trọng".

Theo đó, báo cáo công khai đầu tiên về virus corona được đưa ra vào ngày 31/12/2019, khi Ủy ban Y tế ở tỉnh Hồ Bắc đã báo cáo 27 trường hợp viêm phổi. WHO đã thành lập một nhóm hỗ trợ quản lý sự cố vào ngày hôm sau và công bố thông báo đầu tiên về đợt bùng phát dịch vào ngày 5/1/2020, trong đó cho biết không có bằng chứng nào về việc lây truyền từ người sang người và khuyến cáo chống lại các hạn chế đi lại hoặc giao dịch ở Trung Quốc.

Khi số lượng các trường hợp tăng lên, WHO bắt đầu ban hành hướng dẫn kỹ thuật đối phó với COVID-19. Hôm 14/1/2020, Maria Van Kerkhove cho biết "chắc chắn rằng có thể có sự lây truyền virus từ người sang người dù hạn chế". Nhưng trên Twitter, tài khoản chính thức của WHO vào ngày 13 và 14/1 tiếp tục cho thấy "không có bằng chứng rõ ràng nào về việc truyền bệnh viêm phổi ở Vũ Hán từ người sang người".

Một bước ngoặt quan trọng trong dịch bệnh xảy ra vào ngày 20/1/2020, khi Zhong Nanshan, một nhà dịch tễ học cao cấp của Trung Quốc, người quản lý phản ứng của quốc gia đối với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) trong năm 2002-2003, nói rằng có sự lây lan bệnh viêm phổi Vũ Hán từ người sang người của khi một bệnh nhân đã làm lây virus cho nhân viên y tế.

WHO lý giải việc phản đối lệnh cấm du lịch với Trung Quốc trong thời điểm có mới có dịch viêm phổi Vũ Hán xuất phát từ kinh nghiệm của WHO khi xử lý các ổ dịch khác cho rằng, những hạn chế đó có thể không hiệu quả trong việc kiềm chế sự lây lan của virus.

Từ thông tin này, WHO mới khẳng định rằng "ít nhất một số trường hợp truyền bệnh từ người sang người" đối với bệnh do loại virus mới phát hiện ở Vũ Hán.

Vào ngày 22 và 23/1/2020, cơ quan này đã triệu tập một ủy ban khẩn cấp để xác định xem virus corona có phải là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu hay không, nhưng vẫn chưa tuyên bố về dịch bệnh này.

Một tuần sau, vào ngày 30/1/2020, khi Tổng Giám đốc WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, cũng đồng thời nhấn mạnh rằng "đó không phải là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Trung Quốc" và tiếp tục phản đối các hạn chế về du lịch và thương mại mà các quốc gia áp dụng với quốc gia đông dân nhất thế giới này do lo ngại dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan. 

Bất chấp những khuyến nghị đó, ngày 31/1/2020, ông Trump vẫn tuyên bố cấm hầu hết khách du lịch từ Trung Quốc vào Mỹ. Thời điểm đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng rằng Hoa Kỳ đã phản ứng không đúng cách và đã đi ngược lại hướng dẫn của WHO.

Tuy sau đó, ông Tedros thừa nhận "không cần thiết phải có những hành động can thiệp vào việc đi lại và buôn bán quốc tế" khi có dịch COVID-19 nhưng trong tuần này, ông Trump vẫn chỉ trích, việc WHO "phản đối các hạn chế về du lịch và thương mại với Trung Quốc" vào tháng 1/2020 là "một trong những quyết định nguy hiểm và tốn kém nhất từ WHO".

Tổng thống D.Trump chỉ trích WHO chậm trễ trong đối phó với dịch COVID-19. Ảnh: FT
 Tổng thống D.Trump chỉ trích WHO chậm trễ trong đối phó với dịch COVID-19. Ảnh: FT

Ông Trump khoe trong cuộc họp báo mới đây: "May mắn thay, tôi đã không bị thuyết phục và đã đình chỉ du lịch từ Trung Quốc (từ cuối tháng 1), cứu được nhiều mạng sống chưa từng thấy".

Cuối tháng 1, Tổng Giám đốc WHO đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau đó, có thông báo rằng WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc đểtìm hiểu rõ hơn về dịch bệnh này. Nhưng phải đến gần ba tuần sau, phái đoàn chuyên gia của WHO-Trung Quốc mới bắt đầu chuyến đi của họ. Vũ Hán không phải là điểm đến đầu tiên và chỉ được giải quyết vào những ngày sau đó.

Vào cuối chuyến thăm, phái đoàn chung đã đưa ra một bản báo cáo mô tả về phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát "có lẽ là nỗ lực ngăn chặn bệnh tật tham vọng, nhanh nhẹn và hung hăng nhất trong lịch sử".

Vì thế, Tổng thống Trump chỉ trích WHO đã trì hoãn chuyến thăm của các chuyên gia đến Trung Quốc và vì sự im lặng của họ đối với các vấn đề như hạn chế chia sẻ nghiên cứu về nguồn gốc của COVID-19.

Với những bước đi được đánh giá là thận trọng, WHO khẳng định đã làm đúng và đủ để phản ứng với đại dịch COVID-19 và không "hậu thuẫn" cho Bắc Kinh. Nhưng Mỹ cho đó là cách WHO phối hợp cùng với Trung Quốc để che giấu về đại dịch, dẫn đến sự bùng phát chưa thể kiểm soát của dịch bệnh chết người này trên thế giới, trong đó Mỹ chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Việc đổ lỗi chính trị khó có thể kết thúc sớm

Đó là nhận định của các nhà quan sát được nêu trong bài vết của SCMP. Theo đó, ông Cui Lei, một học giả quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ tại Viện Trung Quốc nghiên cứu quốc tế, cho rằng ngay bây giờ, Hoa Kỳ sẽ không chiếm lĩnh vị trí lãnh đạo điều phối quốc tế về đại dịch và thật khó để thuyết phục công chúng cho Trung Quốc làm như vậy. Còn các tổ chức quốc tế khác lại thiếu chuyên môn và khả năng như WHO trong vấn đề y tế.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.