Muốn lập cơ sở dạy nghề, phải có vốn 5 tỷ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Điều kiện chung: Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước đã được Thủ tướng phê duyệt trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp tỉnh.

Về ngành, nghề và quy mô đào tạo, dự thảo nêu rõ, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo tối thiểu 150 học sinh/năm, đối với trường trung cấp: Số ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 ngành, nghề, quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh/năm, đối với trường cao đẳng: Số ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng tối thiểu là 3 ngành, nghề, quy mô đào tạo tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

Cơ sở dạy nghề phải có đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề theo quy định. 

Trong đó, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh/giáo viên, đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên, phải có giáo viên cơ hữu đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề phù hợp với từng nghề tổ chức đào tạo. 

Đối với trường trung cấp, trường cao đẳng: Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ, 20 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, 15 học sinh, sinh viên/giảng viên, giáo viên đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học, tỷ lệ giảng viên, giáo viên cơ hữu ít nhất là 60% và đảm bảo có giảng viên, giáo viên cơ hữu cho từng ngành, nghề đào tạo, có ít nhất 30% giảng viên dạy trình độ cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên và đảm bảo mỗi ngành, nghề đều có giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.

Về cơ sở vật chất: Theo dự thảo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng ngành, nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cụ thể: 

Về diện tích đất sử dụng tối thiểu: Diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị, diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 4m2/học sinh tính tại thời điểm trung tâm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển trung tâm giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập, diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường trung cấp là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị, diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25m2/học sinh tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập, diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường cao đẳng là 30.000 m2 đối với khu vực đô thị và 50.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị, diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25m2/học sinh, sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập.

Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Cụ thể, diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/học sinh quy đổi, diện tích phòng học thực hành tối thiểu 2,5 m2/học sinh đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, xưởng thực hành, thực tập.

Vốn đầu tư: Bên cạnh đó, xưởng trường đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, trại trường, vườn thí nghiệm và phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo, có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 4m2/người đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 6m2/người đối với trường trung cấp, 8m2/người đối với trường cao đẳng…

Ngoài ra, về thiết bị đào tạo, cơ sở dạy nghề có đủ thiết bị đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề theo quy định. Trường trung cấp, trường cao đẳng: thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.  

Dự thảo nêu rõ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng và được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai; vốn đầu tư thành lập trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng và được đầu tư bằng các nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai; vốn đầu tư thành lập trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng và được đầu tư bằng các nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.