Mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống

Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, ngành Ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cố gắng hơn nữa về công tác nghiên cứu, nắm bắt tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc.)
Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, ngành Ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cố gắng hơn nữa về công tác nghiên cứu, nắm bắt tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc.)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức, hôm qua - 28/12.

Ứng phó linh hoạt, bám sát tình hình

Tại Hội nghị, các ý kiến đánh giá, năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đây là thành tích rất đáng tự hào trong bối cảnh tình hình có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, năm 2022, một loạt bài toán khó đặt ra cho ngành Ngân hàng như: làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, đồng USD tăng giá mạnh…

Theo Thống đốc, bối cảnh thật khó khăn, nhưng với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ; sự phối chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương; sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân; sự vào cuộc trách nhiệm của các đơn vị trong hệ thống NHNN cùng các tổ chức tín dụng, năm 2023 ngành Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng vĩ mô.

Cụ thể, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,2%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (khoảng 8%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; biến động tỉ giá VND khoảng 3,8%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực. Trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của NHNN.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, kết quả năm 2022 cho thấy sự ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp đã có thể hóa giải các bài toán khó nêu trên.

Trong mọi hoàn cảnh luôn bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích tình hình, bối cảnh của năm 2022, khi hậu quả của dịch COVID-19 chưa được khắc phục xong, “sức khỏe” của nền kinh tế, doanh nghiệp và các ngân hàng bị ảnh hưởng; xung đột tại Ukraine tác động sâu sắc, toàn diện tới tình hình thế giới; việc đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát trên thế giới và chính sách chống lạm phát của nhiều nước tác động tới giá trị đồng tiền Việt Nam.

Đặc biệt, bắt đầu vào quý III/2022, tình hình càng có nhiều khó khăn, thách thức khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tiếp tăng lãi suất; ở trong nước, nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm tới lúc bộc lộ, chúng ta cương quyết xử lý các sai phạm nên không tránh khỏi tác động tới tâm lý trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, hoạt động của các ngân hàng…

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh đó, chúng ta có thêm những kinh nghiệm và trưởng thành hơn qua khó khăn, thách thức; trong mọi hoàn cảnh luôn bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, nỗ lực, quyết tâm, thích ứng tình hình; đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan; lắng nghe ý kiến lẫn nhau trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác khi khó khăn để thấu hiểu, chia sẻ, cùng nhau vượt qua.

Thủ tướng nêu rõ, ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm, liên quan tới toàn dân, tới tất cả các doanh nghiệp, ngân hàng phát triển được là nhờ sự phát triển của doanh nghiệp, nhờ sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân và ngược lại, ngân hàng phát triển cũng mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp; đây là hai mặt song song của một quá trình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận, ngành Ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cố gắng hơn nữa về công tác nghiên cứu, nắm bắt tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hỗ trợ, phối hợp giữa các chính sách, giữa các ngân hàng thương mại; hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn còn có rủi ro; chuyển đổi số cần nỗ lực hơn nữa…

Năm 2023, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất với ngành Ngân hàng trong năm nay và tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, bảo đảm quyền và và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, các chủ thể liên quan; bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống ngân hàng trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Cùng với đó, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính, tiền tệ, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Ngân hàng trong năm 2023 và thời gian tới là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Thủ tướng tin tưởng rằng với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

"Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, thực hiện có hiệu quả, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của ngân hàng, vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân, để nhân dân hưởng thụ thành quả và tin tưởng vào hệ thống ngân hàng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ ngân hàng để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, khắc phục các sơ hở, hạn chế bất cập ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại cần tích cực tham gia công tác này bằng việc chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách từ thực tiễn hoạt động để các cấp có thẩm quyền xử lý. Nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.