Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Múa rồng đã trở thành nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, Xuân về.
Múa rồng đã trở thành nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, Xuân về.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.

Múa rồng mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn

Mảnh đất Thăng Long xưa được coi là cái nôi phát triển loại hình múa rồng, với Hà Nội - “Thành phố rồng bay” thì hình tượng rồng lại càng gần gũi, thân thương. Hiện nay, ở các vùng quê như Chương Mỹ, Thanh Trì, Thanh Oai… vào đầu xuân thường tổ chức các đội thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… Những màn múa đã thổi hồn cho mùa xuân thêm sôi nổi, hào hứng và ý nghĩa. Điều đó là minh chứng cho thấy múa rồng vẫn đang tồn tại ở đất Thăng Long chứ không hề mai một.

Lý giải vì sao múa rồng trở thành nét văn hóa gần gũi với người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú, Bùi Quang Thanh - Viện Văn học nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết, Rồng là biểu tượng, là linh vật có ở nhiều nước trên thế giới, khi đến Việt Nam rồng gắn với nền nông nghiệp lúa nước, được coi là vật tổ gắn với truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.

Trước đây, múa rồng thường diễn ra sau khi kết thúc mùa vụ, đó gần như một cuộc ăn mừng của người dân sau vụ mùa vất vả. Những động tác múa rồng thường mô tả lại hoạt động của con người chống lại lực lượng siêu nhiên để bảo vệ mùa màng. Bài múa mô phỏng lại cuộc sống của người dân, ví dụ như làm ăn, đánh nhau với thủy quái chống lại lũ lụt bảo vệ mùa màng… Những động tác ấy được người múa thể hiện lại làm sao kết hợp giữa chuyển động ở đầu rồng, thân rồng, đuôi rồng một cách nhuần nhuyễn.

“Múa rồng mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn của người dân khi có một mùa màng bội thu, đồng thời thể hiện ước mơ về một mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, được tươi tốt hơn. Ngày nay, rồng trở thành biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa đa dạng hơn, thể hiện ước mơ của con người về một vùng đất làm ăn phát đạt, đời sống khấm khá. Ngoài ra, khi rồng đi vào không gian của triều đình, lúc này rồng gắn với hình ảnh của vua, gắn với biểu tượng sức mạnh, sự quyền uy. Múa rồng trong những dịp Tết tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và hanh thông. Trong múa rồng, các đội múa thường chọn theo số lẻ, bởi theo quan niệm của dân gian những số lẻ, số 7, số 9 là biểu tượng về ước mơ, sự trọn vẹn của hạnh phúc”, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú, Bùi Quang Thanh chia sẻ.

Múa rồng đem đến không khí vui tươi, rộn ràng trong những ngày đầu năm mới, đem đến mùa xuân thêm an khang, ý nghĩa.

Múa rồng đem đến không khí vui tươi, rộn ràng trong những ngày đầu năm mới, đem đến mùa xuân thêm an khang, ý nghĩa.

Trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa của cha ông

Suốt 15 năm qua, võ sư Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) - Trưởng đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường đã miệt mài lưu giữ nét đẹp văn hóa múa rồng.

Theo võ sư Tưởng: “Đội múa rồng của Câu lạc bộ có 100 thành viên cùng luyện tập và dựng các bài biểu diễn. Cùng với việc lồng ghép võ thuật chúng tôi mang đến hình ảnh những chú rồng khỏe mạnh, uy dũng. Điều tạo động lực cho chúng tôi gìn giữ nét đẹp văn hóa đó là sự yêu mến, ủng hộ ngày càng nhiều của người dân để môn nghệ thuật này ngày càng được tỏa sáng. Đặc biệt sự đón nhận thích thú của các bạn trẻ là niềm động viên thiết thực để chúng tôi lan tỏa nét đẹp múa rồng”.

Cũng theo võ sư Tưởng, điều làm nên nét đặc sắc của múa rồng Hà Nội so với các địa phương khác đó chính là hình ảnh rồng mang dáng dấp từ thời Lý, thời Trần. Trên mình rồng có sự sắc sảo, phản quang, chi tiết tượng trưng cho sự linh thiêng, oai hùng, khí thế mạnh mẽ vươn lên.

Phải trực tiếp xem những màn múa mới biết được múa rồng là một thể nhịp nhàng đến khó ngờ. Đó là sự phối hợp thống nhất giữa người múa đầu và người múa đuôi, giữa con rồng và dàn nhạc... Là sự kết hợp giữa cương và thả, giữa lỏng và cường, tất cả phải đồng điệu.

Để điều khiển một con rồng thông thường cần khoảng từ 10 - 15 người, tùy vào kích cỡ rồng. Trang phục của người tham gia múa rồng là sự đồng đều cả màu sắc và hình khối. Nghệ thuật múa rồng ngoài sự dẻo dai còn đòi hỏi người tham gia có sức khỏe tốt, đặc biệt là người điều khiển đầu rồng và đuôi rồng, vì đầu rồng, đuôi rồng cồng kềnh, to, nặng, người múa lại phải phối hợp khi lượn sóng, lúc bay lúc lượn…

Các câu lạc bộ lân sư rồng trên địa bàn Thành phố vẫn đang gìn giữ nét đẹp múa rồng.

Các câu lạc bộ lân sư rồng trên địa bàn Thành phố vẫn đang gìn giữ nét đẹp múa rồng.

“Ai cũng có thể tham gia múa rồng nhưng để là người múa rồng tốt và hay thì lại rất khó. Người trực tiếp tham gia múa rồng phải có sức bền, tâm trạng hào hứng, đặc biệt là phải thật khí chất để nhập hồn của mình vào từng vị trí, làm sao toát lên được thần thái của rồng và tinh thần của mỗi tiết mục, nhất là khi rồng cuộn mình, nhảy nhót... Trong các vai diễn thì người múa đầu rồng phải là người có nghệ thuật múa điêu luyện nhất bởi không chỉ là sự thông minh, dứt khoát mà còn cần yếu tố sức khỏe, do đó chỉ những người nắm vững kỹ thuật, có sức khỏe mới có thể đảm nhiệm vai diễn. Rồng là con vật linh thiêng trong quan niệm của người Việt, múa rồng là nét đẹp văn hóa truyền thống, bởi vậy, chúng tôi luyện tập, biểu diễn không chỉ vì đam mê mà còn vì trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa của cha ông”, võ sư Bùi Viết Tưởng chia sẻ.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.