Giữ gìn nét chữ “rồng bay, phượng múa”

Nghệ thuật thư pháp là nét đẹp văn hóa dân tộc cần gìn giữ. (Ảnh minh họa)
Nghệ thuật thư pháp là nét đẹp văn hóa dân tộc cần gìn giữ. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không chỉ hiểu ý nghĩa và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng nét chữ “rồng bay, phượng múa”, luyện thư pháp giúp người viết dưỡng tâm rèn tính, tìm thấy sự cân bằng trong nhịp sống hiện đại, gìn giữ nét văn hóa nước nhà.

Hòa cùng nhịp sống đương đại

Hội Di sản Văn hoá Việt Nam và Viện Nguồn lực văn hoá Hàn Quốc vừa phối hợp tổ chức Cuộc thi viết và trưng bày “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhận định nghệ thuật thư pháp là một trong những nét văn hoá tương đồng của Việt Nam và Hàn Quốc, ông Kim Dong II - Thị trưởng thành phố Boryeong, Hàn Quốc cho rằng, Cuộc thi này sẽ giúp giới trẻ Việt Nam và Hàn Quốc khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc và chia sẻ những câu nói sâu sắc, triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo bà Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, với sự tham gia của 100 thí sinh là những người yêu nghệ thuật thư pháp, sinh viên khoa tiếng Hàn đến từ các trường đại học của Việt Nam, cuộc thi không những đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước mà còn khích lệ thế hệ trẻ không ngừng học hỏi và vươn lên trong tương lai.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Triển lãm “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 28 - 30/11/2022. Triển lãm sẽ trưng bày những tác phẩm đạt giải thể hiện trên điêu khắc gỗ, viết trên giấy cùng Văn phòng Tứ Bảo là các hiện vật quý liên quan đến nghệ thuật thư pháp Hàn Quốc.

Có thể nói, thư pháp không còn là thú chơi lặng lẽ của những người yêu thích nghệ thuật này mà đã thực sự hòa mình cùng lễ hội, giới thiệu rộng rãi với công chúng. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, lễ hội xuân, lễ hội nghề truyền thống trên mọi miền Tổ quốc, thư pháp luôn được dành một không gian riêng để các “ông đồ, bà đồ” phô diễn tài năng.

Tại Festival Huế, nhà thư pháp Nguyệt Đình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thư pháp Huế cho biết: “Chúng tôi muốn qua tác phẩm thư pháp để xiển dương văn hóa Huế với khách tham quan. Tác phẩm được thể hiện bằng nhiều chất liệu phong phú, như: sành sứ, giấy, lụa, gỗ, đá… tạo nên những dấu ấn khác biệt. Hoặc viết thư pháp trên quạt, nón, lồng đèn cũng là cách chúng tôi quảng bá nghề làm nón, quạt, lồng đèn của Huế với du khách gần xa”.

Khơi lại mạch nguồn di sản

Có thể nhiều người cho rằng, trong xã hội ngày nay, vị trí của thư pháp đang bị “chìm dần” và mờ nhạt. Tuy nhiên, với những ai đã đam mê thì giá trị của thư pháp luôn trường tồn. Vẫn có những người trẻ không chỉ yêu thích thư pháp mà còn gắn bó với thư pháp, qua đó không ngừng nỗ lực học hỏi để tiếp nối, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Cách đây hơn 10 năm, tại chùa Nhân Mỹ (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội), vào Thứ Bảy hàng tuần, nhiều bạn trẻ mê thư pháp thích đạo Thánh hiền lại tìm để học chữ, học đạo. Tại “giảng đường” của lớp học đạo Khổng Tử, các bạn trẻ học thư pháp, học những giá trị đạo đức truyền thống. Đây không chỉ là lớp học của những người đam mê thư pháp mà còn là lớp học “hướng thiện”, giúp họ tìm đến những khoảng lặng bình yên cho tâm hồn. Lớp học không phân biệt già trẻ, gái trai, sang hèn và hoàn toàn miễn phí.

Anh Ngô Thiên Thạch (TP Quy Nhơn) thành lập CLB Thư pháp trẻ Bình Định cho biết: “CLB không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức về nghệ thuật thư pháp giữa các thành viên mà còn là nơi để những người yêu thích thư pháp tìm đến giao lưu, học hỏi về thư pháp. Qua đó, CLB cũng muốn lưu giữ những giá trị, những nét đẹp văn hóa truyền thống, những nét đặc trưng của tinh thần “đất Võ Bình Định”.

Thư pháp gia Nguyễn Mạnh Hùng tâm huyết: “Những “thầy đồ” lớn tuổi như chúng tôi rất muốn gìn giữ nghệ thuật thư pháp, đặc biệt là viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ để tạo nên vẻ đẹp riêng của con người Việt Nam. Tôi mở lớp dạy viết thư pháp ngay tại nhà để có thể truyền đạt những gì mình hiểu, mình học được về nghệ thuật thư pháp cho thế hệ sau”.

Có thể thấy, những “ông đồ”, những câu lạc bộ, lớp dạy thư pháp đều là nỗ lực khơi lại mạch nguồn di sản của văn hóa dân tộc. Với mong muốn tiếp nối những giá trị tốt đẹp, tinh túy trong thư pháp, họ đã khẳng định một sức sống trẻ vẫn luôn tồn tại trong môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.