Một doanh nhân bị bắt cóc, chặt ngón tay ở Philippines

Cảnh sát Philippines cho biết vừa giải cứu một doanh nhân người Ấn Độ bị bắt cóc để đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, doanh nhân này đã bị những kẻ bắt cóc cắt một ngón tay và gửi cho vợ ông ta.

Cảnh sát Philippines cho biết vừa giải cứu một doanh nhân người Ấn Độ bị bắt cóc để đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, doanh nhân này đã bị những kẻ bắt cóc cắt một ngón tay và gửi cho vợ ông ta.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo tuyên bố của cảnh sát, 4 kẻ bắt cóc đã thiệt mạng khi cảnh sát giải cứu người đàn ông từ một nơi ẩn náu ở thị trấn Santa Maria, cách thủ đô Manila 37 km về phía Bắc hôm 4/1 vừa qua.

Cảnh sát cho hay, việc giải thoát con tin ban đầu được giữ bí mật bởi vì họ vẫn tiếp tục săn lùng các thành viên khác trong băng đảng bắt cóc.

Ông Gurtej Singh và bà vợ người Ấn Độ đã bị một nhóm người có vũ trang bắt giữ khi đến gặp vài khách hàng ở phía Bắc Manila hôm 22/12/2012.

Người vợ được thả ra hôm 29/12 vừa qua, sau khi người thân của bà trả 227.000 peso (5.590 USD) tiền chuộc. Tuy nhiên, băng nhóm này vẫn giữ ông Singh lại để đòi thêm 3 triệu peso.

“Để buộc gia đình nạn nhân phải nộp tiền, bọn họ đã cắt ngón tay út của ông Singh và gửi nó cho vợ ông ta” - tuyên bố của cảnh sát nói thêm.

Người đứng đầu cơ quan cảnh sát quốc gia Alan Purisima cho hay, băng nhóm đứng sau vụ bắt cóc của Singh cũng đã bắt cóc một nữ sinh Đài Loan 11 tuổi tại một khu vực phía Nam Manila từ ngày 9 đến ngày 11/1 vừa qua trước khi thả cô bé một cách bí ẩn.

Từ những năm 1990 cho đến nay, Philippines đã phải vật lộn với hàng loạt các vụ bắt cóc để đòi tiền chuộc do các nhóm Hồi giáo cực đoan, các băng nhóm tội phạm và thậm chí cả cảnh sát giả mạo tiến hành.

Minh Ngọc (theo AFP)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.