'Mốt' ăn mặc của người Việt ở thế kỷ 19

 Một số cảnh sinh hoạt ở Việt Nam cuối thế kỷ 19.
Một số cảnh sinh hoạt ở Việt Nam cuối thế kỷ 19.
(PLO) -Trang phục bình dân của người Việt Nam rất đơn giản, sự cầu kỳ chỉ được thể hiện qua phụ kiện, với đàn ông là chiếc điếu cày, cơi trầu và ống nhổ. Đây là nhận xét của Camille Paris (1856-1908) trong một cuốn sách xuất bản năm 1889.

 

Cuốn sách ghi chép lại những quan sát và nghiên cứu của tác giả, một công chức Pháp phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối từ Nam Kỳ đến Huế và Bắc Kỳ, trong suốt thời gian chung sống từ năm 1885 đến năm 1889 với người dân bản địa trên dọc vùng đất dài 700 km thuộc miền Trung ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang, Bình Thuận.

Sự đơn giản  

Những người địa phương mà Camille tiếp xúc thường xuyên là các phiên dịch người Việt làm việc cho chính quyền Pháp. “Dù ăn mặc theo kiểu Pháp song họ vẫn búi tóc và giữ dải băng cuốn tóc trên đầu. Những người giúp việc thì mặc quần áo đã sờn cũ, trẻ lang thang thì thùng thình trong những bộ đồ lính đã hỏng.

Chiếc áo của phụ nữ và đàn ông Việt Nam rất giống nhau, chỉ khác một điểm là áo của nữ giới dài tới gót chân. Phụ nữ An Nam giấu kín bộ ngực của mình dưới chiếc áo yếm, thường có một màu khác với tấm áo dài.

Họ không thẹn thùng nếu như bộ ngực được che kín dù người khác có thể nhìn thấy chân của họ đến ngang hông. Vào những ngày hè nóng nực, khi ở trong nhà, phụ nữ bình dân cởi tấm áo ngoài và mặc chiếc quần cộc, để trần lưng và chân. Phụ nữ làm việc ngoài đồng thì xắn quần đến tận bẹn.

Trong trang phục bình dân của cả phụ nữ lẫn đàn ông, chiếc quần được may khá rộng, thẳng đến mắt cá chân mà không có bất kỳ chỗ xẻ nào, được làm từ cùng loại vải với áo, và được thắt ngang hông nhờ chiếc dải rút.

Tất cả quần áo, bất kỳ là kiểu gì, đều không có túi. Người An Nam cất tất cả những gì cần thiết vào trong dải rút hay trong khăn đội đầu”, tác giả viết.

Một người An Nam càng giàu, thì càng mặc nhiều lớp áo. Camille từng chứng kiến một người khách quan trọng của mình ở Nam Định mặc đến 7 lớp áo khi đến chơi. Chiếc đầu tiên mặc sát người được làm bằng lụa đen, tiếp theo là một cái màu xanh dương, một màu đỏ, một màu tím, một màu xanh lá cây, một màu nâu khói và cuối cùng là cái áo màu trắng mặc phủ bên ngoài.

Người An Nam để tóc dài từ thời nhà Minh đô hộ. Tóc của đàn ông được búi lên cao, có một chiếc lược cài bên trong để giữ búi tóc. Họ thường cài thêm búi độn giả bên trong để làm cho búi tóc to hơn và cuốn một dải băng đen hay cái khăn bên ngoài để tránh búi tóc bị xộc xệch.

Phụ nữ thì cuốn hết mái tóc vào một cái khăn, sau đó cuốn vòng lên đầu, cũng hơi giống kiểu tóc của đàn ông. Ở miền Bắc, người ta cũng hay gặp một số người cắm thêm một chiếc lược đồi mồi trên búi tóc, đây là kiểu đặc trưng của người dân miền Nam. Khi đi ngoài đường, đàn ông đội thêm chiếc nón và đi dép làm bằng da chó, còn phụ nữ đội nón quai thao.

Phân biệt giới tính theo trang phục

Đối với người nước ngoài, khó mà phân biệt được giới tính nếu như chỉ nhìn vào trang phục vì một nửa dân chúng để đầu trần và đi chân đất. 

Trước hết, người ta cứ nhầm những người đàn ông không có râu đều là phụ nữ. Nhìn trực diện, đàn ông và phụ nữ có cùng kiểu búi tóc. Khăn choàng đầu của họ cũng được làm từ một loại vải và có kiểu buộc như nhau.

Quần áo của người phụ nữ chỉ dài hơn vài cm, nhưng sự khác biệt này không thể nhận ra được nếu như người nước ngoài chưa có kinh nghiệm.

Tác giả Camille nhận ra được một người phụ nữ nhờ ba điểm: Nón quai thao của họ hình tròn, chứ không phải là nón nhọn như của đàn ông, áo yếm thường có màu trắng hay đỏ và đầu mũi dép thường cong tròn lên trên. Nhưng phụ nữ tầng lớp bình dân thì lại đi dép xỏ ngón, cuốn chặt cái áo và không đội nón nên người ta chỉ có thể nhận ra đó là một phụ nữ nhờ bộ ngực nhô lên dưới lớp áo.

Chiếc nón được làm từ lá nón. Nón nhọn của đàn ông rộng 52cm, cao 23cm. Nón tròn rộng 62cm và chỉ cao có 9cm. Một chiếc vòng nhỏ ở bên trong giúp giữ hình dạng của nón. Người ta giữ thăng bằng chiếc nón ở trên đầu nhờ quai nón bằng vải bông hoặc lụa và được buộc vào hai đầu bên phải và trái. 

Quai nón được buông lỏng ở giữa để người đội có thể lấy tay giữ chặt để nón không bị xộc xệch. Để làm điệu, các bà các cô thường cài thêm những quả tua ở hai bên đầu buộc quai nón. Nón của người đàn ông thường được phủ thêm một lớp sơn dầu đen hoặc vàng. Chóp nón được bọc bằng kim loại có màu vàng hay đen, tùy theo màu của nón.

Dép của người An Nam rất đơn giản, đế dép làm từ da chó và có hai quai để giữ chân (giống dép tông ngày nay): Một quai vòng qua ngón cái và quai còn lại vòng qua các ngón chân còn lại. Phụ nữ cũng đi dép nhưng nếu mặc đúng trang phục, họ phải đi dép quai hậu có mũi vòng lên cao.

Mùa đông, họ đi guốc gỗ được sơn đen. Riêng một số nhà nho và quan lại chuộng tất cả những gì từ Trung Quốc thì đi giầy Tầu làm bằng vải đen điểm trắng, có đế làm từ gỗ và cao chưa đến 2cm.

Phụ kiện trang phục

Chỉ phụ nữ mới thích đồ trang sức, gồm nhẫn, vòng tay, hoa tai, phụ kiện cài cạp quần… Nhẫn và vòng tay không được làm trau chuốt, mà chỉ là những vòng tròn khoảng nửa cm, không hình chạm khắc hay được trang trí thêm móc cài.

Hoa tai có kích thước nhỏ, hình tròn, hình bông hồng hoặc đơn giản chỉ là những nụ hoa tai. Nếu phụ nữ nghèo không có hoa tai bằng vàng thì họ chỉ gắn một hột cườm màu vàng hay thậm chí chỉ cần một mẩu tre.

Vòng cổ của họ thường được quấn thành nhiều vòng, đôi khi có đến 600 hạt lớn hơn hạt đậu Hà Lan. Những hạt này thường bằng vàng hay bằng bạc, hoặc một nửa là bạc, còn một nửa là hạt cườm. Thế nhưng, vì những đồ trang sức này không bị bắt buộc nên rất nhiều người không đeo.

Phụ kiện được cài dọc lưng quần gồm một chiếc hộp nhỏ hình trụ rộng 3 cm để đựng vôi ăn trầu, một chiếc hộp lớn hơn đựng lá trầu và miếng cau, một que xiên để đơm trầu, một chiếc nhíp, một que ngoáy tai, một chùm chìa khóa. Riêng đàn ông khó lòng rời khỏi chiếc quạt được làm bằng tre và giấy thô nhuộm màu.

Tục nhuộm răng phổ biến rộng rãi với phụ nữ và được làm rất thủ công. Họ tước một lớp vỏ cọng lá chuối, đủ dài để cuốn quanh hàm răng. Sau đó họ phết một lớp sơn đỏ lên trên lớp đó và gắn chặt lên hàm răng cho tới hôm sau.

Cứ 5 đến 6 ngày, họ lặp lại động tác này và cuối cùng họ lấy chổi vẽ phết hai đến ba lớp sơn đen lên hàm răng. Trong suốt thời gian nhuộm răng, các bà các cô chỉ có thể nuốt đồ ăn, chứ không được nhai.

Thế nhưng, tác giả lại thấy hàm răng đen chẳng có gì là quyến rũ vì khi họ cười, người ta chỉ thấy một hố đen ngòm trong miệng. Riêng đàn ông hiếm khi nhuộm răng, nhưng răng của họ thường có màu đỏ, trông không sạch, do ăn nhiều trầu cau.

Người An Nam có tục để móng tay dài, có thể dài đến 4-5 cm và uốn cong vào trong. Móng tay càng dài thì người đó càng chứng tỏ mình tao nhã hơn. Còn móng tay ngắn là dấu hiệu của tầng lớp nghèo khổ, phải lao động tay chân.

Người Việt vẫn chuộng xăm mình dù từng bị cấm tuyệt đối vào năm 1414 dưới thời cai trị của nhà Minh. Tác giả trích lời giải thích của Trương Vĩnh Ký về nguồn gốc của tục xăm mình như sau:

“Người dân Giao Chỉ (An Nam), sống nhờ vào đánh bắt cá và thường xuyên bị quái vật biển tấn công và cắn, như rắn, cá sấu… Hùng Vương thứ nhất ra lệnh cho ngư dân xăm mình để đánh lừa các loài hải ngư nhờ vẻ bề ngoài giống chúng” (vào khoảng 2.600 năm trước Công Nguyên).

Sau đó, tục xăm mình không chỉ trở thành một kiểu nghệ thuật làm đẹp, mà còn là dấu hiệu của một vài đặc ân, tùy theo loại hình được xăm. Chính vì thế, đến đời vua Trần Anh Tông (1293), mỗi nhà vua đều xăm lên đùi một mặt rồng, dấu hiệu dòng dõi quý tộc và lòng dũng cảm.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.