Điều tiết hồ thủy điện ứng phó khô hạn

Dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước nhưng sản lượng điện của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đạt thấp do khô hạn
Dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước nhưng sản lượng điện của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đạt thấp do khô hạn
(PLVN) - Để đảm bảo nước sinh hoạt cho vùng hạ du và phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như phát điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có  hướng dẫn chi tiết việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong những tháng còn lại của mùa khô năm nay.

Sản lượng thủy điện thấp nhất trong 5 năm qua

Trên phạm vi cả nước hiện có 101 nhà máy thủy điện (NMTĐ) vận hành với tổng dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường khoảng 35,6 tỷ m3. Đến cuối tháng 12/2019, các hồ chỉ tích được 24,3 tỷ m3 nước, thiếu hụt 11,3 tỷ m3. Trữ lượng nước tích được trong các hồ thủy điện hiện nay quy ra điện chỉ đạt 10,49 tỷ kWh, thiếu hụt 4,82 tỷ kWh.

Năm 2020, theo kế hoạch,Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất 72 tỷ kWh từ thủy điện. Đến hết quý I, sản lượng thủy điện huy động được chỉ đạt 8,93 tỷ kWh, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước (năm 2019 là 10,8 tỷ kWh) và thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Công ty Thủy điện Sông Tranh dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước (Trà My) và cán mốc sản xuất điện đạt 5 tỷ kWh vào năm 2019 sau 9 năm vận hành, nhưng tổng sản lượng sản xuất được của Sông Tranh 2 là 480,8 triệu kWh, chỉ đạt 71% so với kế hoạch. Nguyên nhân là trữ lượng nước về hồ thiếu hụt khoảng 930 triệu m3.

Trong khi đó, trữ lượng nước trong hồ đến cuối năm 2019 thiếu hụt hơn 56 triệu m3 so với mực nước dâng bình thường, dẫn đến thiếu hụt khoảng 15 triệu kWh cho kế hoạch sản xuất năm 2020.

Thời điểm cuối 2019, mực nước trong hồ thủy điện A Vương có thời điểm chỉ ở mức 352,8m - thấp hơn mực nước dâng bình thường đến 27,2m. Công ty CP Thủy điện A Vương đã quyết định hạn chế phát điện thông qua xả nước từ ngày 22/11/2019 và dừng phát hoàn toàn từ ngày 1/12/2019 để ưu tiên tích nước để phục vụ điều tiết nước và sản xuất điện trong năm 2020.

Thời gian qua, tại nhiều khu vực của TP Đà Nẵng như Sơn Trà, Cẩm Lệ đã xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào buổi chiều và tối hằng ngày. Nguyên nhân do Nhà máy nước Cầu Đỏ và Nhà máy nước Sân bay sụt giảm công suất cấp nước do nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2019 đến nay, có 2 ngày liên tục, độ mặn cao hơn 5.000mg/l và cao hơn cùng kỳ năm 2019.

Để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, UBND TP Đà Nẵng đã  yêu cầu chủ các hồ A Vương, Sông Bung 4 vận hành xả nước về hạ du bảo đảm tổng lưu lượng xả xuống hạ du trung bình ngày đối với hồ A Vương là từ 18 - 22m3/s, Sông Bung 4 là từ 25-30m3/s.

Vận hành hồ chứa thủy điện ra sao? 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, thời gian tới, khô hạn và cạn kiệt vẫn là chủ đạo, đặc biệt là khu vực Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và Tây Nguyên. 

Theo đó, Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi EVN về việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong những tháng còn lại của mùa khô năm 2020. Cụ thể, sau khi nghiên cứu kiến nghị của EVN về việc vận hành các hồ chứa thủy điện và trên cơ sở hiện trạng nguồn nước các hồ, số liệu vận hành các hồ và các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Hồng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn và Sê San, để bảo đảm cấp đủ cho hạ du từ nay đến hết mùa cạn trong điều kiện nguồn nước vẫn đang thiếu hụt như hiện nay và theo dự báo lượng dòng chảy trên các sông trong các tháng cuối mùa cạn có thể thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-70%, Bộ TN&MT có ý kiến, đối với các hồ A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Sông Tranh 2, việc bảo đảm nguồn nước cấp cho hạ du các sông Vu Gia và sông Thu Bồn, nhất là cấp cho sinh hoạt của nhân dân ở các địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nằng thời gian còn lại của mùa khô là rất quan trọng trong điều kiện nguồn nước và nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên lưu vực trong thời gian tới  rất cao. 

Vì vậy, Bộ TN&MT đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để bảo đảm việc vận hành xả nước của các hồ chứa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước ở hạ du, đặc biệt là bảo đảm cấp nước an toàn TP Đà Nẵng.

Đối với các hồ trên lưu vực sông Sê San, Bộ TN&MT lưu ý trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày 30/6/2020, hàng ngày vận hành hồ Sê San 4 xả nước với lưu lượng trung bình ngày khoảng từ 90m3/s - 195m3/s và phải đảm bảo thời gian ngưng xả giữa hai lần liên tiếp không được vượt quá 9 giờ. Các hồ bậc thang trên lưu vực phải phối hợp vận hành để đảm bảo đủ nước cấp cho hồ Sê San 4.

Bộ TN&MT đề nghị Công ty Phát triển thủy điện Sê San phối hợp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam để thông báo việc điều chỉnh chế độ vận hành xả nước về hạ du sông Sê San đến các bên có liên quan phía Campuchia theo quy định tại Điều 29 của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San. Trong quá trình vận hành nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ để kịp thời xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Cảnh báo mưa vừa, mưa to và dông ở nhiều khu vực

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (16/5) mưa dông vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt, ở khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác.

Đọc thêm

Nắng nóng sắp kết thúc ở Nam Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ ngày 16/5, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kết thúc. Ở Bắc Bộ, tình trạng mưa rào và dông vài nơi tiếp diễn vào chiều và đêm.

Hà Nội hỗ trợ gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp tại Ba Vì

Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Ảnh: hanoi.gov.vn
(PLVN) - Sáng nay (13/5), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành Thành phố và lãnh đạo huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp.

Tuần này, Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, trời mát

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần này (13 – 19/5) mưa dông duy trì ở Bắc Bộ, trời tiếp tục mát mẻ. Trong khi đó khu vực Nam Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa.

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong
Tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết, đến khoảng 1h ngày 13/5, lực lượng chức năng gồm: Quân đội, Công an; các bộ phận liên quan của xã Ba Trại (huyện Ba Vì)… đã nỗ lực tìm kiếm và đưa được 3 nạn nhân ra khỏi khu vực bị sập, đổ tường nhà dân. Sau đó, cơ quan chức năng xác định cả 3 nạn nhân đã bị tử vong.

Đừng coi thường chuyện hạt cát

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, trong đó có cát: Đất nước có 3.260km bờ biển, có các hệ thống sông ngòi dày đặc. Xưa kia, nhu cầu xây dựng ít, chuyện hạt cát bị coi thường, ví von “nhỏ như hạt cát”. Nhưng nay, cuộc sống hiện đại, công trình xây cất đâu đâu cũng mọc lên, thì hạt cát đã không phải là chuyện nhỏ. Cát từ chỗ là vật liệu xây dựng thông thường, đã được gọi là tài nguyên, khoáng sản.

Đà Nẵng bàn giải pháp thoát nước đô thị

Một hầm chui ngập nước sau đợt mưa lịch sử tại TP Đà Nẵng. (Ảnh trong bài: Lưu Hương)
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất toàn diện quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt TP Đà Nẵng” với sự tham gia các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thoát nước.

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

Phòng thủ trước thiên tai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (10/5), tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024, đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan.

Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ sẽ đón đợt mưa dông mạnh và 2 đợt nắng nóng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo ông Hoàng Đức Cương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 12-16/5 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa, có nơi mưa to và dông mạnh. Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ sẽ đón 2 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên diện rộng.

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.