Giải pháp giúp ĐBSCL trước hạn hán và xâm nhập mặn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 15/5, tại TP Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp UBND TP Cần Thơ và Viện Nghiên cứu - Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu bàn giải pháp giúp ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Thành uỷ Cần Thơ (đứng thứ 2 từ phải sang trái) trao đổi với các chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Thành uỷ Cần Thơ (đứng thứ 2 từ phải sang trái) trao đổi với các chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Việc triển khai thực hiện nghị quyết này trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nước biển dâng, nguồn nước ngầm suy giảm và sự hình thành nhiều đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Mekong khiến vùng ĐBSCL đối mặt với sụt lún, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất – sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

“Thời gian qua, chúng tôi luôn trăn trở trước những thiệt hại, hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra với địa phương và cả vùng. Tại hội thảo hôm nay, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, hiến kế tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chung tay cùng địa phương tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ nhấn mạnh.

Cần sớm tìm ra giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL.

Cần sớm tìm ra giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL.

Ông Tăng Hữu Phong – Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng (đại diện đơn vị tổ chức hội thảo) cũng cho biết, hậu quả và hệ luỵ của biến đổi khí hậu là rất nặng nề, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong đó, không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế mà còn đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của hàng triệu người dân miền Tây, cũng như tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu.

Tham luận tại hội thảo, PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, cho biết yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Bởi, cần xem lại chúng ta đã đối xử với môi trường như thế nào, để rồi dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, sụp lún, thiếu nước như hiện nay.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, hiện vấn đề sụp lún, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt phải chăng có vấn đề từ việc khai thác cát, khai thác nước ngầm; hay việc ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu là do chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả lượng phát thải từ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt ra môi trường. Vì vậy, để tìm ra giải pháp căn cơ, thuận thiên để bảo vệ ĐBSCL trước biến đổi khí hậu thì cần xác định rõ nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân, trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tối ưu nguồn nước và giảm lượng phát thải trong sinh hoạt, sản xuất canh tác ra môi trường.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Điển hình như: Đề xuất xây dựng các công trình hồ chứa nước lũ, vật dụng chứa nước mưa; xây dựng nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt; hạn chế khai thác nước ngầm, bổ cập nhân tạo nước dưới đất; tiết kiệm nước, sử dụng nước tuần hoàn; nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cho cát nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường, nhằm hạn chế sụp lún do khai thác cát sông…

Tin cùng chuyên mục

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Đọc thêm

Di dời hơn 565 người dân để huỷ nổ bom

Lực lượng công binh cài đặt thuốc nổ để phá hủy quả bom.
(PLVN) - Ngày 7/11, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị tiến hành xử lý, tiêu hủy 1 quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại thôn A Ho (xã Thanh, huyện Hướng Hóa).

Cập nhật mới nhất về cơn bão Yinxing

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Yinxing. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay, 7/11, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. bão đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét
(PLVN) - Trong sáng ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn, tại đảo Cù Lao Chàm nước chảy như thác đổ. Chính quyền tỉnh này phát cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở tại vùng núi và ngập úng tại vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.