Đảm bảo sinh kế hài hòa với thiên nhiên - giải pháp hiệu quả bảo vệ rừng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Việt Nam có hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng với một số lượng không nhỏ cư dân có cuộc sống dựa vào rừng. Vì thế, việc đảm bảo sinh kế cho dân cư sống trong rừng, dựa vào rừng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ rừng. 

Vấn đề trên được PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy – Đại học Luật Hà Nội đưa ra tại hội thảo quốc tế: “Pháp luật về sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu: Tiếp cận của các quốc gia Châu Á” do Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trung tâm Sáng kiến Châu Á Thái Bình Dương đồng tổ chức ngày 4/6/2019. Tham dự Hội thảo có các diễn giả đến từ Bhutan, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Canada, Sri Lanka và Việt Nam.

Theo PGS Duyên Thủy, sự thích ứng của pháp luật bảo vệ rừng nhằm đảm bảo sinh kế hài hòa với thiên nhiên bao gồm: thay đổi cách tiếp cận về bảo vệ rừng; thay đổi quan điểm về sở hữu rừng; thay đổi chính sách giao rừng và luật hóa vấn đề chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ở khía cạnh thay đổi quan niệm về sở hữu rừng, theo pháp luật hiện hành, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và rừng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Điều này đã được thể hiện trong Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và đây cũng là lần đầu tiên cộng đồng dân cư được công nhận là một trong 7 chủ rừng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng. 

Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2018 Việt Nam có 1.145.601ha rừng do cộng đồng dân cư tham gia quản lý (chiếm gần 8%), trong đó rừng tự nhiên là 1.048.765ha, rừng trồng 96.836ha. Nhưng chỉ có 524.477ha rừng đã có quyết định giao cho trên 10.000 cộng đồng, điều đó cho thấy diện tích rừng mà cộng đồng được thực sự “làm chủ” là còn khá ít so với diện tích họ đang quản lý, càng ít hơn nhiều so với diện tích của các chủ rừng khác.

Việc cộng đồng tham gia quản lý rừng nhưng không được giao quyền làm chủ, kể cả ở những khu rừng được quản lý theo truyền thống, luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số đang gây khó khăn cho tổ chức quản lý, phát triển, sử dụng và phục hồi rừng của cộng đồng địa phương, đồng thời là nguy cơ gây mất, suy thoái rừng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
(PLVN) - Khu vực phía Bắc Việt Nam đang sắp bước vào mùa cao điểm nắng nóng, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp khu vực này chủ động “xanh hoá” năng lượng với các giải pháp nổi bật như điện mặt trời áp mái.

Vụ sạt lở khiến 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Sức khỏe những người bị thương đã dần ổn định

Hiện trường sau vụ sạt lở đất. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Chiều 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân đang nghỉ khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện trường tai nạn là khu vực móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Làm sao để không tái diễn những tai nạn lao động tang thương?

Hiện trường vụ nổ (Ảnh: suckhoedoisong.vn)
(PLVN) -  Vụ nổ lò hơi tại một Cty gỗ ở Đồng Nai làm 6 người chết, 5 công nhân khác đang làm việc gần đó bị thương, đã có những kết luận xác định nguyên nhân chính thức. Và sau khi cán bộ chức năng công bố thông tin, tất cả cùng chung một mối băn khoăn làm sao để những tai nạn tang thương này không tái diễn nữa?